Quy trình thực nghiệm (empirical process) là quy trình mà kế hoạch và hành động dựa trên kinh nghiệm, không dựa trên yếu tố tiên lượng. Để quy trình thực nghiệm phát huy tác dụng, những tính chất sau phải được đảm bảo:

  • Minh bạch (transparency)
  • Thanh tra (inspection)
  • Thích nghi (adaptation)
quy-trinh-thuc-nghiem-giup-nhom-trien-khai-scrum-hieu-qua

Quy trình thực nghiệm giúp nhóm triển khai Scrum hiệu quả

Những tính chất này gọi là các chân hoặc trụ của quy trình thực nghiệm. Trong khi triển khai, nếu nhóm/tổ chức chỉ mất một trong những tính chất trên thì quy trình thực nghiệm không hiệu quả. 

Ví dụ: khi thông tin không minh bạch thì các bên không thể thanh tra quy trình, tiến trình đang diễn ra, do đó không thể đưa ra hành động thích nghi phù hợp, do đó vấn đề không được giải quyết; nếu nhóm chỉ biết là sản phẩm đang đạt chất lượng không tốt vì khách hàng đang phàn nàn có quá nhiều lỗi phần mềm, nhưng không biết lỗi do khâu nào trong quá trình phát triển vì tất cả các giai đoạn đều báo cáo là đã hoàn thành tốt công việc, do đó nhóm không thể đưa ra hành động thích nghi tương ứng.

Theo mô hình ra quyết định Cynefin thì các quy trình thực nghiệm phù hợp với những vấn đề phức tạp như phát triển sản phẩm mới.

Quy trình thực nghiệm đơn giản, dễ thực hiện và đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc trên. Tuy nhiên, các quy trình thực nghiệm này rất dễ bị làm sai và không phát huy được hiệu quả, nhất là với các cá nhân, tổ chức mới triển khai Agile/Scrum hoặc triển khai không bài bản.

Kho bài viết liên quan: