Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) vừa được ký kết sẽ mang lại cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng để tận dụng được, doanh nghiệp phải xử lý được những khó khăn không hề nhỏ đang tồn tại. Vậy đâu là giải pháp đột phá?
Giai đoạn 2021-2030, EVFTA dự báo giúp Việt Nam có thêm 18.000 – 19.000 việc làm/ năm. Đặc biệt ở các lĩnh vực nội thất, dệt may, giày dép…, thuế suất xuất khẩu giảm tới 99%, bên cạnh cơ hội tăng cường xuất khẩu hiện diện ở nhiều lĩnh vực khác.
Quá trình dịch chuyển mô hình sản xuất và chuỗi cung ứng của các tập đoàn trên thế giới gắn với sự chuyển giao công nghệ mà doanh nghiệp Việt được hưởng lợi sẽ đòi hỏi kỹ năng mới ở người lao động.
EVFTA đặt ra những nguyên tắc về lao động liên quan tới hệ thống pháp luật hiện tại, các cam kết của Việt Nam khi tham gia các công ước của ILO (Tổ chức Lao động quốc tế).
Trong đó đề cập tới tôn trọng, thúc đẩy và thực hiện có hiệu quả quyền tự do liên kết, thương lượng, xóa bỏ lao động trẻ em và lao động cưỡng bức, không phân biệt đối xử với lao động tại nơi làm việc. Để tạo lợi thế cạnh tranh trong tương lai, Việt Nam không được hạ thấp hoặc thay đổi tiêu chuẩn về lao động.
Tác động lớn nhất của quy định lao động của EVFTA là câu chuyện người lao động được tự do thành lập tổ chức đại diện cho bản thân ở cấp doanh nghiệp. Trong bối cảnh một doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện và sẽ gây nhiều rắc rối trên thực tế, bài toán chi phí với doanh nghiệp sẽ trở nên hóc búa hơn.
43% doanh nghiệp gặp khó trong đào tạo kỹ năng mềm cho người lao động.
Ở lĩnh vực dệt may, da giày, Việt Nam mới chỉ tập trung ở khâu gia công. Trước mắt vẫn tận dụng được nguồn lao động kỹ năng thấp nhưng hiện đã bị cạnh tranh với nguồn lao động giá rẻ ở các nước khác. Cùng với đó, chi phí cho lao động ngày càng tăng. Chiến lược lao động kỹ năng thấp chắc chắn không thể bền vững.
Việt Nam phải sản xuất được vải để hưởng thuế suất giảm. Phát triển dệt may phải theo hướng toàn diện trên dây chuyền sản xuất hiện đại, đi cùng sự phát triển của logistics… Thế nhưng, lao động Việt Nam 60% chưa qua đào tạo. Con số này quá xa tiêu chuẩn doanh nghiệp châu Âu yêu cầu.
Tương lai, 45% công việc sẽ bị thay thế một phần bởi máy móc. Những người có kỹ năng phù hợp mới có thể thích nghi và làm chủ môi trường làm việc mới. Những thế mạnh nổi bật của lao động trong cuộc cách mạng 4.0 là giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tổ chức, chăm sóc khách hàng, lãnh đạo và quản lý…
Theo khảo sát của Manpower Group trên 19.000 doanh nghiệp hoạt động ở 44 quốc gia:
Với việc chỉ đào tạo thiên về hàn lâm, thiếu hẳn kỹ năng mềm cần thiết và khả năng học hỏi, doanh nghiệp Việt đang gặp trở ngại vô cùng lớn ở khâu đào tạo. Cùng với đó, sử dụng quá nhiều lao động giá rẻ và không cần trình độ cao khiến:
Giải pháp đào tạo số Agilearn giúp doanh nghiệp triển khai đào tạo, phát triển cho nhân viên, những người đang trong quá trình nâng cao kiến thức và kĩ năng để tạo ra đột phá trong công việc, hoặc nhân viên trong quá trình hòa nhập với văn hóa, cách làm việc, kết nối với đồng nghiệp và mong muốn tạo ra kết quả.
Đội ngũ L&D trong doanh nghiệp sẽ được trao tặng kho nội dung microlearning, LMS và chương trình đào tạo hội nhập của Agilearn. Trên cơ sở đó, thiết kế một chương trình đào tạo năng lực và đào tạo hội nhập mang bản sắc riêng của doanh nghiệp. Mỗi giai đoạn trên hành trình trải nghiệm của nhân viên tập trung vào một chủ đề khác nhau theo mục đích đào tạo. Ngoài ra, khả năng kết hợp giữa nội dung của Agilearn và nội dung đào tạo do doanh nghiệp phát triển mang đến cho nhóm L&D nhiều lựa chọn hơn.
Về kiến thức và kỹ năng, Agilearn cung cấp kho bài học đa dạng trong đó có đầy đủ những yếu tố kể trên tạo nên thế mạnh cho lao động và doanh nghiệp (giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tổ chức, chăm sóc khách hàng, lãnh đạo và quản lý). Đồng thời đem đến trải nghiệm học tập:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.