Hệ thống logistics đề ra của doanh nghiệp có rất nhiều bước tương ứng với hiệu quả có thể đem lại của toàn bộ quá trình. Một số mặt hàng khác nhau cần được cung cấp cho một địa điểm nhất định tại các thời điểm khác nhau. Chuỗi cung ứng không chỉ cần hiệu quả mà còn có thể nhanh chóng đáp ứng các vấn đề phát sinh.
Mục lục
ToggleQuy mô doanh nghiệp càng lớn, vấn đề này càng trở nên khó khăn và doanh nghiệp của bạn cần chuẩn bị nhiều hơn. Để giúp chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp hoạt động trơn tru nhất có thể, Agilearn xin giới thiệu năm mẹo hàng đầu để quản lý hệ thống logistics hiệu quả hơn.
Một hệ thống logistics hiệu quả phải được lên kế hoạch một cách chỉn chu. Càng ít quyết định đột ngột đưa ra trong quá trình vận chuyển, thì càng tốt. Dù biết một kế hoạch có chặt chẽ đến đâu cũng không bao giờ lường trước mọi tình huống giảm nhẹ, nó sẽ hạn chế rủi ro bất ngờ ở mức tối thiểu.
Do đó, một nhà quản lý hậu cần giỏi sẽ đảm bảo lập kế hoạch tốt trước để loại bỏ bất kỳ sự chậm trễ nào trong chuỗi cung ứng một cách triệt để nhất có thể.
Dù kế hoạch logistics đặt ra hoàn hảo đến mức nào, thì bạn cũng không thể chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra. Do đó, một nhà quản lý logistics phải hiểu rằng công việc của họ còn lâu mới hoàn thành sau khi kế hoạch của họ được thực hiện. Họ cần theo dõi chuỗi cung ứng ở mọi thời điểm và dập tắt bất cứ ‘ngọn lửa’ nào nhen nhóm.
Để làm điều này một cách hiệu quả, nhà quản lý hệ thống Logistics nên có các phương án dự phòng cho mọi yếu tố trong kế hoạch. Họ cũng nên biết khi nào nên thực hiện kế hoạch ban đầu và khi nào nên chuyển sang phương án dự phòng. Trong việc này, kinh nghiệm chính là yếu tố không thể thiếu. Trải nghiệm lâu năm hay sự tham vấn những người đi trước là những thứ đáng lưu ý cho người lập kế hoạch.
Khi kế hoạch logistics bị xáo trộn, điều quan trọng là người được giao nhiệm vụ sắp xếp mớ hỗn độn phải có kỹ năng giao tiếp tuyệt vời. Sở dĩ nói vậy bởi người này sẽ không chỉ phải sắp xếp lại toàn bộ mọi thứ với các nhân viên trong doanh nghiệp, mà đôi khi phải tìm một nhà cung cấp dịch vụ logistics vào phút cuối để thay thế.
Nếu người quản lý hệ thống logistics xây dựng mối quan hệ tốt với mọi người và có một mạng lưới rộng và vững chắc, người đó sở hữu những yếu tố vô cùng tốt để giúp doanh nghiệp của bạn giải quyết mọi vấn đề rắc rối.
Tận dụng nhân tố phù hợp trong doanh nghiệp hoặc tìm kiếm bên ngoài công ty, dù thế nào đi nữa, việc tìm đúng người cho vị trí này là một trong những mẹo giúp quản lý hậu cần hiệu quả.
Tùy thuộc vào quy mô công ty, quản lý hệ thống logistics kém hiệu quả có thể khiến công ty của bạn tiêu tốn chi phí khủng khiếp mỗi năm. Có lẽ điều quan trọng nhất nhà quản lý có thể làm khi tối ưu hóa chuỗi cung ứng của mình là học hỏi từ những sai lầm.
Thường xuyên ngồi bàn bạc với nhóm và thảo luận cởi mở về những sai lầm đã mắc phải trong quá khứ, tập trung vào những hệ thống sẽ đưa vào để đảm bảo chúng không xảy ra lần nữa.
Hãy ghi nhớ 5 lời khuyên hữu ích này và áp dụng vào thực tế, chuỗi cung ứng của doanh nghiệp chắc chắn sẽ đạt hiệu quả tối đa nhất có thể, và tiết kiệm được số tiền khổng lồ mỗi năm.
Trong thời đại kỹ thuật số, có một số cách giúp bạn có thể tự động hóa quy trình hệ thống logistics, bao gồm theo dõi và giám sát mỗi lần giao hàng. Các hệ thống này loại bỏ những gì mơ hồ ra khỏi kế hoạch chuỗi cung ứng bằng cách báo cáo những dữ liệu thô ít sai lệch.
Đảm bảo doanh nghiệp được thông báo, cập nhật tình trạng tốt hơn bằng cách sử dụng phần mềm quản lý hàng tồn kho sẽ cho phép nhà quản lý tinh chỉnh các quy trình xung quanh các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận nhiều nhất.
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.