Software Developer hay còn gọi là Nhà phát triển phần mềm, đây là những người dựa vào ngôn ngữ lập trình để thiết kế và bảo trì các chương trình máy tính. Họ là người thiết kế ra các chương trình, tính năng mà chúng ta vẫn thường sử dụng.
Mục lục
ToggleThông thường mỗi Software Developer sẽ là chuyên gia trong ít nhất một ngôn ngữ lập trình. Hơn nữa, họ chính là nhân tố quan trọng trong việc phát triển các ứng dụng phần mềm.
Đọc tới đây, có lẽ bạn đã hiểu được phần nào về Software Developer. Vậy nhưng cụ thể họ làm những công việc gì?
Ngày nay, khi công nghệ phát triển và biến đổi không ngừng, ngành IT được coi như ngành tỏa sáng nhất. Nhu cầu về tuyển dụng kỹ sư Software Developer cũng tăng cao nhưng thị trường thì lại luôn khan hiếm.
Theo Báo cáo thị trường IT Việt Nam của TopCV, mức lương trung bình mà các nhà tuyển dụng sẵn sàng trả cho các Developer có kinh nghiệm là $1,329 và tỉ lệ tăng lương sau một năm làm việc là 12-18%. Có thể nói, đây là mức lương khá cao khi so sánh với các ngành nghề khác.
Ngoài ra, với các Software Developer có kinh nghiệm thì mức lương có thể còn cao hơn rất nhiều. Với các Software Developer với vị trí Senior, mức lương sẽ dao động trong khoảng $3000 – $4000, đây quả là con số mơ ước với nhiều người.
Theo báo cáo thị trường IT mới nhất năm 2020, Việt Nam cần hơn 400.000 nhân lực IT, và con số đó là 500,000 trong năm 2021. Trong khi toàn Việt Nam có 153 trường đào tạo CNTT chỉ đào tạo được 50.000 sinh viên CNTT tốt nghiệp mỗi năm. Con số này thấp hơn rất nhiều so với những gì thị trường cần.
Cũng chính vì vậy mà cơn sốt học CNTT ngày càng tăng, các trường Đại học, trường nghề đào tạo về CNTT cũng ngày một nhiều. Có thể nói, bối cảnh thị trường hiện nay như một giấc mơ đẹp của ngành IT. Sở dĩ bởi thị trường khan hiếm nhân lực, mức độ cạnh tranh chỉ bằng ¼ so với các ngành như kế toán, tài chính, bán hàng, nông nghiệp,… Mà chế độ lương lại tốt hơn rất nhiều dẫn tới các nhân viên CNTT rất dễ rơi vào tình trạng “ngủ mơ”. Đó là cảm thấy mình đã đủ giỏi, không học hỏi thêm vì công việc vẫn quá tốt so với bạn bè ngang tuổi. Tuy nhiên, chỉ một vài năm nữa, chúng ta sẽ chứng kiến sự bão hòa của thị trường tuyển dụng nhân sự CNTT. Khi ấy, những người thực sự giỏi và đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, năng lực mới có thể trụ lại được ở thị trường việc làm đầy cạnh tranh này. Vì vậy, việc tìm hiểu và không ngừng học hỏi sâu các kiến thức mỗi ngày là một điều rất quan trọng của bất cứ dân IT nào, đừng đợi tới khi bản thân trở thành “người ngủ quên” trong giấc mơ đầy êm ái của ngành CNTT.
Hiện nay, nhân sự trong ngành công nghệ tại Việt Nam nói chung và Software Developer nói riêng đều được săn đón rất nhiều. Bởi nhu cầu thị trường nhiều mà số ứng viên có thể đáp ứng được lại quá ít. Vậy nhưng bạn có biết rằng, để có thể trở thành một Software Developer tài năng mà mọi doanh nghiệp đều khao khát có được, thì bạn sẽ cần đáp ứng được những kĩ năng sau đây:
Có thể nói, vị trí Software Developer hội tụ đầy đủ những yếu tố để bạn phát triển được rất xa trong tương lai. Bởi những người có thể làm tốt vị trí Software Developer hẳn là người thông minh, nhanh nhẹn, kiến thức tốt và các kỹ năng mềm khác cũng rất tốt. Ngoài ra, từ vị trí đó, bạn cũng sẽ dần học được cách quản trị nhóm nhỏ và làm việc với con người nhiều hơn, đây là cơ hội tuyệt vời để trở thành CTO trong tương lai.
Ngoài ra, công việc này cũng cần ứng viên có những năng lực, kiến thức của các vị trí khác như Coder, Tester,… Vì vậy, để đáp ứng được vị trí này bạn cần không ngừng cố gắng học hỏi thật tốt.
Như bạn đã đọc, thị trường CNTT ngày một phát triển không ngừng đi kèm với những cơ hội việc làm hết sức hấp dẫn. Nhiều người sẽ cho rằng mọi thứ thật quá dễ dàng với những người làm trong ngành CNTT. Tuy nhiên bạn cũng nên nhớ rằng hãy học hỏi và tích lũy kinh nghiệm liên tục để đáp ứng được với thị trường đầy biến động như ngành CNTT. Cũng chính bởi đặc điểm linh hoạt, luôn cần sự sáng tạo, đổi mới của ngành mà hiện nay trên thế giới, ngành CNTT cũng đã du nhập những các thức làm việc rất mới. Một cách làm đòi hỏi sự linh hoạt hơn, phù hợp hơn để có thể không ngừng cải tiến. Chúng tôi xin giới thiệu tới bạn mô hình Agile – cách tư duy mới trong ngành CNTT.
Agile sẽ đem đến cho bạn một cách tư duy mới, một cách làm việc mới để tối ưu được công việc trong mọi hoạt động. Từ khi ra đời tới nay, Agile đã phát triển rất mạnh mẽ trên thế giới, và cũng bắt đầu được lan rộng ra tại Việt Nam trong những năm gần đây. Một số đối tác của chúng tôi đã chuyển dịch sang Agile như Viettel, VinGroup, Techcombank, Vua Nệm, FPT,…
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.