Lập trình giao diện python được ứng dụng khá đa dạng trong cuộc sống. Bởi đây là ngôn ngữ lập trình tương đối đơn giản, dễ học và cao cấp. Để giúp người dùng hiểu rõ về ngôn ngữ lập trình python là gì và lập trình python để làm gì? Chúng tôi xin cung cấp các thông tin quan trọng qua bài viết dưới đây.
Python là ngôn ngữ lập trình đa năng ra đời năm 1991 do Guido van Rossum sáng tạo ra. Đây là ngôn ngữ lập trình với những điểm mạnh như dễ đọc, dễ nhớ, dễ học. Với cấu trúc rõ ràng, thuận tiện nên thu hút khá nhiều người mong muốn học ngôn ngữ này.
So với các ngôn ngữ khác, Python có cấu trúc cú pháp ít hơn. Cấu trúc của Python cho phép người sử dụng viết mã lệnh với số lần gõ phím ít nhất.
Lúc đầu Python được phát triển trên cơ sở Unix. Nhưng theo sự phát triển của thời đại, ngôn ngữ lập trình này được mở rộng sang mọi hệ điều hành từ MS Dos đến Mac Os, Linux,… Dù sự phát triển này của Python được đóng góp bởi nhiều cá nhân, nhưng Guido van Rossum vẫn là người nắm vai trò chủ chốt trong việc quyết định sự phát triển của Python.
Sự phát triển của ngôn ngữ lập trình Python phát triển theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Là các bản phát hành python 1x. Giai đoạn này bắt đầu từ năm 1990 cho đến 2000. Năm 1990 đến 1995, Guido van Rossum làm việc tại CWI trung tâm toán tin tại Amsterdam, Hà Lan. Do vậy phiên bản Python đầu tiên do trung tâm toán tin phát hành. Phiên bản cuối cùng tại CWI là python đời 1.2.
Năm 1995, ông chuyển sang CNRI ở Reston, Virginia. Ông đã nâng cấp đến Python 1.6 – đây cũng là bản cuối cùng của ông tại CNRI.
Sau đó ông rời CNRI và làm việc với các lập trình viên tự do chuyên viết phần mềm thương mại. Lúc đó ông nảy sinh ý tưởng kết hợp giữa Python với các phần mềm tuân theo GPL. Và chính CNRI và FSF hợp tác để làm bản quyền này của ông. Cũng trong năm này, ông được giải thưởng vì sự phát triển phần mềm tự do của FSF trao tặng.
Một thời gian sau phiên bản 16.1 ra đời tuân theo bản quyền GPL.
Giai đoạn 2: Năm 2000, Guido van Rossum cùng nhóm phát triển dời đến BeOpen.com để thành lập team phát triển Python. Và phiên bản 2.0 được phát triển tại đây. Sau đó Guido và các thành viên tham gia vào Digital Creations.
Sau đó phiên bản 2.1 ra đời dựa trên Python 1.6.1 và phiên bản 2.0. Từ thời điểm này Python thuộc sở hữu của PSF- đây là một tổ chức phi lợi nhuận.
Giai đoạn 3: Phiên bản 3x không tương thích hoàn toàn với 2x nhưng lại có công cụ hỗ trợ chuyển đổi từ phiên bản này sang phiên bản kia. Nguyên tắc chủ đạo trong việc phát triển Python ở phiên bản 3X chính là hạn chế sự trùng lặp về chức năng của Python. Ở phiên bản 3X có những thay đổi trong cú pháp và bổ sung thêm một số cú pháp mới.
Lập trình Python để làm gì là vấn đề mà nhiều người thắc mắc, thực tế Python là ngôn ngữ ứng dụng đa dạng trong các lĩnh vực. Hãy cùng xem những ứng dụng đó:
Với ngôn ngữ Python sẽ giúp bạn làm trang web một cách đơn giản hơn.
Hiện nay những web frameworks Django và Flask ngày càng được sử dụng phổ biến nên việc phát triển web bằng Python dễ dàng hơn.
Từ khung ứng dụng web cho đến các phiên bản thiết kế đầy đủ các thư viện cần thiết thực sự hữu ích cho người dùng.
Đây là một đặc điểm lợi thế của ngôn ngữ Python. Chỉ với Python bạn sẽ có thể tạo ra những nguyên mẫu phần mềm – bản chạy thử. Tuy nhiên tốc độ của Python sẽ chậm hơn so với Java hay C++. Do vậy bạn cần cân nhắc về nguồn lực cũng như hiệu quả để lựa chọn ngôn ngữ phù hợp.
Ngoài các ứng dụng trên, lập trình python còn có ứng dụng nào khác không? Đó chính là sự ứng dụng vào khoa học và tính toán. Ngôn ngữ Python sở hữu thư viện dành cho lĩnh vực khoa học, tính toán số liệu như NumPy, SciPy. Ngoài ra, Python còn có EarthLy dành cho khoa học trái đất, AstroPy cho các ngành thiên văn học, Biopython cho ngành sinh học, Graph-tool cho ngành phân tích biểu đồ, … Ngôn ngữ lập trình Python được sử dụng trọng khai thác dữ liệu,…
Thông thường, dân IT luôn tự viết tool để công việc trở nên dễ dàng hơn. Thay vì sử dụng ngôn ngữ Java, PHP để viết tool thì việc sử dụng ngôn ngữ lập trình Python sẽ giúp lập trình viên chủ động hơn trong công việc. Bởi tốc độ viết tool bằng ngôn ngữ này nhanh gấp 10 lần so với các ngôn ngữ khác.
Bạn có thể tạo ra từ điển, quét trang web, làm việc với các tệp khác,….
Trong Python có rất nhiều thư viện quan trọng trong khoa học máy tính như:
Open Computer Vision viết tắt là Opencv – một thư viện mã nguồn mở cho xử lý về thị giác máy tính, xử lý ảnh và machine learning.
Numpys: là thư viện hỗ trợ cho việc tính toán các mảng đa dạng. Numpy rất hữu ích với những hàm liên quan đến Đại Số Tuyến Tính.
Scipy: Là phần mềm nguồn mở dành cho lĩnh vực toán học, khoa học và kỹ thuật. Scipy gồm các tập con cho đại số tuyến tính, tích hợp và thống kê.
Pandas là một thư viện dành cho công việc phân tích dữ liệu.
Với các nền tảng nhúng, hoặc những ứng dụng cần truy xuất dữ liệu lớn thì Python là giải pháp phù hợp. Python còn được ứng dụng trên trang instagram hay Pinterest nên ngày càng quen thuộc với người dùng.
Với những dự án liên quan đến Blockchain, đòi hỏi bạn cần phải biết cách làm việc với HTTP Clients và thư viện cần thiết. Thông qua Flask Framework, người dùng sẽ sử dụng HTTP requests để dễ dàng liên lạc với blockchain của mình qua Internet.
Pygame nằm trong thư viện SDL sẽ giúp việc phát triển các game 2D một cách dễ dàng hơn bao giờ hết.
Nắm vững ngôn ngữ lập trình Python sẽ giúp các lĩnh vực liên quan đến Machine Learning, Ai một cách dễ dàng. Bởi Python có những hệ thống dữ liệu quan trọng như: SciPy, scikit-learn, panda,…
Với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực nên ngôn ngữ này được sử dụng cho mục đích giảng dạy như: phân tích dữ liệu, tự động hóa, lập trình game 2D,…
Với những thông tin trên đây, hy vọng người đọc đã có thể giải đáp những thắc mắc của riêng mình về lập trình giao diện python. Và để công việc thích ứng được với nhu cầu của thời đại, thì lập trình viên ngoài am hiểu các ngôn ngữ lập trình thì cần phải biết về mô hình Agile. Đây là mô hình được nhiều doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới ứng dụng như Facebook, Apple, Amazon,…Với những lợi thế như tính linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả; mô hình Agile sẽ đem đến việc phát triển dự án một cách thông minh nhất.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.