Theo báo cáo về học tập tại nơi làm việc của LinkedIn 2018, 94% nhân viên nói rằng họ sẽ gắn bó với một tổ chức đầu tư vào sự phát triển của họ. Trong khi báo cáo mới nhất của diễn đàn kinh tế thế giới vừa ra mắt tháng 10 vừa qua cũng cho thấy nhu cầu các doanh nghiệp về đào tạo ngày càng gia tăng.
Bên cạnh đó là sự gia tăng không ngừng của xu hướng học tập và đào tạo trực tuyến (e-learning) đang đóng góp to lớn vào công cuộc đào tạo và tái đào tạo nguồn nhân lực thời đại mới. Nhưng thực tế, tại Việt Nam phong trào E-learning trong doanh nghiệp vẫn chưa thật sự sôi động dù hình thức học tập này đem lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp.
E-learning là chữ viết tắt của Electronic Learning, dịch ra tiếng việt có nghĩa là học tập/đào tạo trực tuyến. Người dùng học thông qua thiết bị kết nối mạng với các nội dung số và phầm mềm cần thiết để tương tác trên không gian mạng. Giảng viên dễ dàng đăng tải nội dung tương tác trong khi người học có thể lựa chọn việc học và công cụ hỗ trợ hiệu quả nhất.
E-learning giúp tiết kiệm được nhiều chi phí dành cho công tác đào tạo như chi phí đi lại, chi phí hỗ trợ giảng viên, chi phí in ấn, tài liệu, chi phí đăng kí và quản lý lớp học. Trong báo cáo của SEI ( Stockholm Environmental Institute) đã chỉ ra rằng học online thậm chí giảm tới 90% chất thải ra môi trường.
Một trong những đặc điểm ưu việt nhất của hình thức học trực tuyến là khả năng mở rộng quy mô. Một khoá học có thể được học bởi nhiều người cùng một lúc, lớn hơn so với quy mô một lớp học truyền thống. Việc gia tăng quy mô cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đăng kí khoá học, càng nhiều người học chi phí càng giảm. Ước tính E-learning giúp doanh nghiệp giảm 1/10 so với chi phí dành cho một khoá học offline.
Công nghệ học trực tuyến hiện nay phát triển ngày càng nhanh chóng, chúng ta hoàn toàn có thể học tập trên mọi nền tảng. Bên cạnh đó, các phương pháp học cũng tiến hoá theo thời gian, thay vì các bài giảng dài, giờ đây hình thực học tập kiểu module (dạng ngắn) cũng đem lại nhiều sự thuận tiện cho người học, đặc biệt với những người đi làm.
Lựa chọn thời gian học, nội dung học tập và cách thức học tập linh hoạt để phù hợp với hoàn cảnh thực tế của các cá nhân hơn. Những lợi thế này cho phép các nhân viên với tuổi tác, hoàn cảnh khác nhau có thể dễ dàng tham gia vào quá trình học tập.
Đồng thời việc tiếp cận với kho nội dung số phong phú giúp người học quay trở lại kiểm tra kiến thức dễ dàng hơn bao giờ hết, người học sẽ không mất công phải đi tìm tài liệu. Những trải nghiệm này giúp người học linh hoạt hơn và học tập một cách tối ưu nhất.
Như đã nhắc ở phần đầu bài viết, các doanh nghiệp nên khuyến khích việc học tập nơi làm việc. Dù vậy, nhiệm vụ việc này cũng gặp phải không ít khó khăn. Người đi làm thường bận rộn hơn, khó sắp xếp thời gian học và thực hành bài tập, chưa kể thời gian dành cho gia đình sau khi tan làm… do đó việc tham dự các lớp học kiểu truyền thống sau khi làm việc đôi khi không hiệu quả, khiến họ thêm mệt mỏi. Đó cũng là lí do xuất hiện tình trạng nhân viên bỏ cuộc dần sau vài buổi học đầu.
Nhưng với e-learning, các vấn đề này hoàn toàn có thể được giải quyết. Thời gian học tập trực tuyến thường được thiết kế ngắn gọn và đi vào trọng tâm nội dung bài học. Thậm chí có những bài học chỉ mất từ 5 tới 10 phút để hoàn thành. Một phần vì tính khoa học, nhằm đảm bảo sự tập trung cao độ của người học trên thiết bị điện tử trong thời gian đủ lâu. Học tập linh hoạt dựa theo tiến độ của cá nhân cũng giúp cho cải thiện đáng kể hiệu suất học tập.
Một đặc biểm nổi bật khác của hình thức học trực tuyến là nội dung được chuẩn hoá. Do đặc điểm có thể triển khai trên diện rộng nên nội dung của các chương trình học tập này cần được chuẩn hoá cao. Mỗi người dùng sẽ có một trải nghiệm như nhau. Nội dung chuẩn hoá cũng giúp cho người phụ trách L&D của doanh nghiệp dễ thực hiện công việc đánh giá, khảo sát chất lượng sau đào tạo.
Các doanh nghiệp từ quy mô lớn như Vinschool, BIDV đến vừa và nhỏ như DEHA, NTQ Solution,… đã triển khai và nghiên cứu. Nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp chỉ mới manh nha trong thời gian gần đây. Hơn nữa những báo cáo gần đây cho thấy e-learning trong đào tạo doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực Ngân hàng, công nghệ, đào tạo và giáo dục. Trong khi tiềm năng của e-learning là vô cùng lớn. Theo báo cáo của PRnewswire, dự kiến ngành công nghiệp E-learning sẽ đạt mức tăng trưởng kép khoảng 20.2% trong giai đoạn 2019 – 2023.
Mặc dù e-learning có thể nói là một xu hướng của hiện tại và tương lai trên thế giới và có thể đem lại rất nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Vậy thì lí do tại sao hiện nay vẫn còn ít doanh nghiệp theo đuổi E-learning? Dưới đây là những khó khăn trong khi triển khai hình thức học trực tuyến khiến doanh nghiệp ngần ngại đưa ra quyết định.
Chúng ta không thể phủ nhận một số bất lợi của hình thức đào tạo eLearning so với giảng dạy trực tiếp. Điểm bất lợi lớn nhất là tính tương tác kém hơn giữa giảng viên và học viên. Dù công nghệ hiện nay đã cải tiến phần nào điểm yếu này với các ứng dụng tương tác mới hất (chatbox, zoom… )Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều hạn chế và phải mất một khoảng thời gian nữa chúng ta mới cảm thấy thân quen hơn với hình thức tương tác online.
Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo cho rằng sự sụt giảm các hoạt động giao tiếp thực tế về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển các kỹ năng xã hội, năng lực cảm xúc, hành vi con người. Trong khi chỉ một số hoạt động đào tạo tại doanh nghiệp có thể áp dụng “số hoá”một cách dễ dàng nhất như các chủ đề chuyên môn, kĩ thuật… thì hoạt động liên quan tới phát triển con người, chăm sóc tinh thần, gắn kết tổ chức lại được các nhà lãnh đạo ưu tiên hơn.
Như đã nói ở trên, hình thức e-learning đem lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp và chính người học. Nhưng đồng thời yêu cầu tính kỉ luật cao hơn ở người học để đạt được kết quả tốt nhất.
Bởi vì hoạt động học tập trực tuyến diễn ra trong môi trường dễ gây phân tâm, xao nhãng, đòi hỏi một thái độ tự giác học tập và kỷ luật lớn của mỗi cá nhân người học.Chính vì điều này người quản lý chương trình sẽ gặp nhiều khó khăn trong khâu tổ chức và thúc đẩy tinh thần học tập từ xa. Việc này vốn dĩ đã khó khăn ngay cả khi được giao tiếp trực tiếp.
Một trong những khó khăn phổ biến nhất với các doanh nghiệp là rào cản về công nghệ. Nhiều người coi đây là trở ngại lớn, thậm chí thấy “ngại” hay “lười” thích nghi với sự thay đổi chóng mặt của công nghệ. Một phần vì họ chưa có đủ sự hiểu biết để tận dụng tối đa các ưu điểm vượt trội của hình thức học tập này, dẫn tới sự phản đối hay áp dụng hời hợt. Chưa đem lại kết quả tốt.
Sự từ chối tiếp nhận thay đổi gây khó khăn khi triển khai e-learning trên diện rộng với các công ty có quy mô lớn, nhân sự đa dạng về lứa tuổi và trình độ. Dẫn đến nhiều người vẫn chưa đón nhận hình thức học tập áp dụng công nghệ mới mẻ này.
Trên đây là những khó khăn khiến doanh nghiệp vẫn chưa sẵn sàng cho e-learning. Tuy vậy, những khó khăn này chưa phải là lớn so với những lợi ích to lớn hơn mà e-learning đem lại. E-learning là xu hướng của tương lai, những doanh nghiệp muốn đón đầu xu thế sẽ muốn lựa chọn cách đầu tư sớm nhất, hiệu quả và tiết kiệm hơn cho tương lai.
Nếu bạn muốn biết thêm các thông tin vè E-learning, hãy truy cập trang web Agilearn của chúng tôi nhé!
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.