JavaScript là một trong những ngôn ngữ nổi tiếng được dùng để lập trình website. Lập trình JavaScript giúp trang web sinh động, có tính tương tác và hoạt động hiệu quả hơn. Trong bài viết này, hãy cùng Học Viện Agile tìm hiểu những nguyên nhân khiến lập trình JavaScript được sử dụng rộng rãi & được nhiều lập trình viên lựa chọn để học.
JavaScript được tạo ra bởi nhà khoa học máy tính Brendan Eich vào tháng 9/1995. Sau nhiều lần đổi tên từ Mocha, Mona đến LiveScript, ngôn ngữ cuối cùng được đặt tên là JavaScript và cái tên này giữ nguyên cho đến hiện nay. Phiên bản đầu tiên của JavaScript với những tính năng còn hạn chế và bị độc quyền bởi Netscape, nhưng theo thời gian đã phát triển nhanh chóng nhờ cộng đồng lập trình viên JavaScript. Trong suốt hơn hai thập kỷ, JavaScript tiếp tục phát triển thêm nhiều phiên bản và trở thành ngôn ngữ lập trình có thể hoạt động trên mọi trình duyệt và mọi thiết bị.
Lập trình JavaScript mang lại sự sinh động và tính tương tác cho website, khác với HTML (chuyên cho nội dung), CCS (thường dành cho phong cách) và PHP (chạy trên server). Lập trình JavaScript được đánh giá là nhanh và nhẹ hơn các ngôn ngữ khác, tuy nhiên ít an toàn bởi độ phổ biến của nó.
Khi lập trình JavaScript, người dùng xác nhận đầu vào trước khi gửi đến máy chủ, giúp tiết kiệm lưu lượng tải, giảm áp lực cho máy chủ.
Khách hàng không cần phải chờ đợi trang web tải lại bởi website có phản hồi ngay lập tức, giúp khách thấy được họ đã quên nhập điều gì. Lập trình frontend với Javascript tối ưu trên cả máy tính và thiết bị di động chỉ với một bộ mã.
JavaScript cho phép developer tạo ra giao diện đa dạng, người dùng có thể rê chuột qua lại hoặc kích hoạt qua bàn phím, tăng sự tương tác với máy chủ.
JavaScript giúp developer tạo giao diện đa dạng với nhiều mục thành phần như Drag và Drop, tăng hiệu năng của website.
Để sử dụng Google AMP, lập trình viên phải sử dụng JavaScript.
Người dùng JavaScript có thể sử dụng các bộ chuyển đổi như TypeScript, DukeScript và Vaadin để sử dụng thêm nhiều chức năng.
JavaScript | Giúp tăng tương tác trên website, chạy trên trình duyệt của người dùng thay vì trên máy chủ, thường sử dụng thư viện của bên thứ ba nên có thể mở rộng tính năng website mà không cần code lại từ đầu |
HTML | Viết tắt của Hypertext Markup Language, dùng để xây dựng nên các khối chính của website.
Ví dụ: tags <p/> cho đoạn văn và <img/> cho hình ảnh |
PHP | Là ngôn ngữ phái server (khác với JS chạy trên client), thường được sử dụng trong WordPress, dùng với lập trình back-end, có khả năng tạo ra kênh truyền thông hiệu quả nhất từ database |
CSS | Viết tắt của Cascading Style Sheets, cho phép webmaster xác định phong cách và định nghĩa nội dung (với HTML sẽ phải làm thủ công) |
JavaScript là ngôn ngữ thân thiện với người mới bắt đầu, chủ yếu được sử dụng để phát triển Frontend. Các khóa học lập trình JavaScript rất phổ biến ở cả hai dạng online và offline. Nếu các bạn mới bắt đầu, có thể lựa chọn tham khảo các khóa học có sẵn trên codelearn.io
JavarScript cũng có cộng đồng lớn. Quy mô cộng đồng rất quan trọng, bởi khi mới bước vào thế giới lập trình, bạn sẽ cần nhiều sự hỗ trợ từ lập trình viên đi trước Một số cộng đồng lập trình JavaScript nổi tiếng có thể kể đến như Largest StackOverflow Community, Most-tagged language at GitHub…
Thành thạo JavaScript cũng đem đến cho lập trình viên cơ hội nghề nghiệp và mức thu nhập cao. Theo báo cáo của Devskiller (2020), 72% công ty hiện nay đang tìm kiếm các nhà phát triển JavaScript nhờ sự thống trị của ngôn ngữ này trên mọi danh mục.
Công nghệ thông tin là ngành có tốc độ phát triển nhanh, trong tương lai chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi và chuyển hóa. Tuy nhiên, vị thế của những ngôn ngữ lập trình lớn như JavaScript vẫn rất khó để bị đánh bật. JavaScript luôn là ngôn ngữ đáng để học cho những ai theo đuổi lập trình, là bước đệm khởi đầu và mở ra nhiều cơ hội việc làm trong ngành công nghệ thông tin.
Ngoài kiến thức chuyên môn, để phát triển hơn trong nghề lập trình, các bạn cần trang bị thêm kỹ năng quản trị dự án để phát huy tối đa năng lực đội nhóm. Một trong những phương pháp được nhiều công ty phần mềm ưa chuộng sử dụng là phương pháp Scrum. Với phương pháp này sẽ giúp cải thiện được chất lượng phần mềm, sản phẩm nhanh chóng đến tay người dùng, sự kiểm soát chặt chẽ, giảm rủi ro và tiết kiệm thời gian. Do vậy khi bạn vừa biết javascript vừa biết đến phương pháp Scrum sẽ mang lại sự hiệu quả và năng suất cao, giúp tỷ lệ thành công của dự án tăng gấp 3 lần.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.