Ngày nay, Business analyst là vị trí mà các doanh nghiệp tích cực trải thảm đỏ để săn đón, mức thu nhập cao và nhiều đãi ngộ hấp dẫn. Nếu như bạn đang có mục tiêu trở thành Business analyst, bạn nhất định cần biết về Business analyst role. Hãy cùng tìm hiểu thông tin này trong bài viết dưới đây.
Trước khi bắt đầu một dự án, Business analyst cần nắm được các mục tiêu kinh doanh, chuẩn bị một kế hoạch phù hợp cho các dự án của khách hàng. Business analyst role trong doanh nghiệp cần hiểu dự án, quản lý, theo dõi và cập nhật tất cả chi tiết của dự án. Các nhà phân tích kinh doanh cần có cái nhìn bao quát hơn về dự án, hiểu rõ quy trình kinh doanh của doanh nghiệp và tiếp đó là thiết lập chiến lược kinh doanh phù hợp.
Để xác định các giải pháp kinh doanh, Business analyst luôn cập nhật quy trình mới nhất và các tiến bộ công nghệ thông tin nhằm tự động hóa và hiện đại hóa hệ thống. Điều này có thể giúp các nhà phân tích kinh doanh xác định những lĩnh vực tiềm năng mà họ cần cải tiến. Hai kỹ năng về xây dựng hệ thống và thiết kế phần mềm cũng là những kỹ năng cần thiết khi nhắc đến Business analyst role ngày nay.
Trong quá trình thực hiện dự án, Business analyst giúp doanh nghiệp xây dựng quy trình kinh doanh và phát triển các chiến lược tối ưu hóa bằng cách tạo biểu đồ, bảng và các kế hoạch chi tiết nhằm trực quan hóa dữ liệu. Song song với đó, những nhà phân tích kinh doanh này cũng tiến hành phân chia nhân lực, phân tích tài chính, thiết lập ngân sách và theo dõi tiến độ dự án. Việc giám sát thực hiện dự án giúp công việc luôn đi đúng hướng và kịp thời phát hiện nếu xảy ra sai sót và hoàn thành dự án theo đúng tiến độ đề ra là hai công việc trong business analyst role .
Business analyst luôn phối hợp giữa các bộ phận, lắng nghe ý kiến và đưa ra quyết định phù hợp. Nhà phân tích kinh doanh cần hợp tác chặt chẽ với khách hàng, kỹ thuật viên và nhân viên quản lý nhằm nhanh chóng nắm bắt thông tin khi xảy ra sự cố phát sinh trong dự án. Tiếp đó, họ sẽ cân nhắc, xử lý và truyền đạt thông tin đến các bộ phận liên quan. Điều này giúp các thành viên trong dự án nắm bắt được phản hồi từ khách hàng cũng như giải quyết các vấn đề mà nhóm phát triển đang gặp phải trong khi bổ sung các tính năng mới.
Để trở thành một Business analyst bạn nên học hỏi và trau dồi mỗi ngày, nhất là nắm chắc những yêu cầu về chuyên môn như sau:
=> Xem thêm: Lộ trình business analyst roadmap chuẩn để thành công
Thành công của một dự án phụ thuộc vào cách các nhà phân tích kinh doanh truyền đạt thông tin chi tiết rõ ràng như các thay đổi được đề xuất, kết quả thử nghiệm và các yêu cầu của dự án. Thế nên kỹ năng giao tiếp là cần thiết đối với bất kỳ nhà phân tích kinh doanh nào.
Kỹ năng phân tích để giải thích và truyền đạt các nhu cầu của khách hàng cũng như lên kế hoạch cho dự án. Hầu hết Business analyst đều nên trau dồi các kỹ năng như phân tích tài liệu, phân tích dữ liệu, khảo sát và xây dựng kế hoạch làm việc.
Kỹ năng đưa quyết định là yêu cầu bắt buộc trong khi bạn tìm hiểu về Business analyst role. Nhà phân tích kinh doanh phải có khả năng đánh giá thông tin, phân tích tình huống và lựa chọn kế hoạch hành động phù hợp.
Các nhà phân tích kinh doanh nên có kỹ năng quản lý để theo sát các dự án từ đầu đến cuối. Business analyst nên nâng cao các kỹ năng của mình từ việc lập kế hoạch cho dự án và giám sát nguồn nhân lực đến dự báo ngân sách và theo dõi tiến độ dự án.
Bài viết trên cho bạn cái nhìn tổng quát về Business analyst role và những kỹ năng, chuyên môn cần học hỏi khi muốn trở thành một nhà phân tích kinh doanh. Hãy cùng theo dõi những bài viết tiếp theo để hiểu thêm về ngành nghề này nhé!
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.