Kanban là một phương pháp Agile dựa trên Phương thức Sản xuất Toyota với bốn nguyên lý:

  • Trực quan hóa công việc

Bảng Kanban là công cụ để trực quan hóa công việc. Bảng Kanban bao gồm các cột tương ứng với trạng thái của công việc. Mỗi công việc khi ở trạng thái nào thì được đặt ở cột tương ứng. Chúng ta có thể dùng một bảng vật lý hoặc một phần mềm hỗ trợ Kanban như Trello.

=> Xem thêm: Kanban Calendar: phương pháp quản lý công việc hiệu quả nhất

vi-du-ve-bang-kanban-vat-ly-trong-mot-nhom

Ví dụ về Bảng Kanban vật lý trong một nhóm

  • Giới hạn công việc đang làm (Limit WIP – Limit Work In Progress)

Số lượng công việc đang được làm đồng thời ở mỗi trạng thái cần được giới hạn. Nguyên lý này giúp giới hạn những việc chưa hoàn thành trong tiến trình, từ đó giảm thời gian mỗi công việc đi qua hệ thống Kanban. Nguyên lý giới hạn WIP còn giúp cho nhóm làm việc tập trung, tránh lãng phí do phải việc chuyển qua lại giữa các công việc khác nhau.

  • Tập trung vào luồng làm việc

Việc áp dụng nguyên lý giới hạn WIP và phát triển những chính sách hướng theo nhóm giúp nhóm có thể tối ưu hóa hệ thống Kanban để cải tiến luồng làm việc trơn chu.

  • Cải tiến liên tục

Nhóm đo mức độ hiệu quả bằng cách theo dõi chất lượng, thời gian làm sản phẩm, v.v. để từ đó có những phân tích, thử nghiệm để thay đổi hệ thống nhằm tăng tính hiệu quả của nhóm.

Kanban đã không chỉ được ứng dụng trong làm việc nhóm mà còn cho cả quản lý công việc cá nhân với tên gọi Kanban cho cá nhân.

Kanban và mô hình Agile

Chúng ta đang sống trong thời đại VUCA đầy biến động (Volatility), không chắc chắn (Uncertainty), phức tạp (Complexity) và mơ hồ (Ambiguity). Doanh nghiệp cần phải rút ngắn thời gian ra thị trường, tăng sự linh hoạt, khả năng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng.

Agile (linh hoạt) là khung tư duy và làm việc giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng và phản hồi với thay đổi, để đạt được thành công trong môi trường liên tục biến động, không chắc chắn.

Nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới đã áp dụng và thành công với Agile. Agile không chỉ làm thay đổi diện mạo nền công nghệ mà đang lan tỏa mạnh mẽ trong rất nhiều lĩnh vực như nhân sự, tài chính, kinh doanh và sản xuất.

Sử dụng Kanban trong chương trình huấn luyện nhóm theo Agile

Chương trình huấn luyện nhóm theo Agile bao gồm đào tạo, tư vấn và huấn luyện theo kiểu kèm cặp để tối ưu hóa việc áp dụng Agile vào doanh nghiệp.

Chương trình nhằm trang bị phương pháp luận đổi mới sáng tạo, thay đổi về tư duy, đổi mới cách thức quản lý, phương pháp làm việc, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng linh hoạt cho doanh nghiệp.

Chương trình giúp đội nhóm trong doanh nghiệp doanh nghiệp có thể:

  • Dễ dàng điều chỉnh kế hoạch trước sự thay đổi của môi trường.
  • Chuyển đổi toàn diện công nghệ, văn hóa, quy trình làm việc và mô hình kinh doanh.
  • Năng suất tăng lên, tỉ lệ thành công của các dự án tăng gấp ba lần (Theo báo cáo CHAOS 2015).
  • Đội nhóm gắn kết, tính tự chủ, chủ động cao.
  • Rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, kiểm soát được tiến độ theo kế hoạch (Có tới 34% người được hỏi cho rằng Agile giúp rút ngắn từ 20% đến 50% thời gian hoàn thành dự án, theo Agile Vietnam Report).
  • Khách hàng hài lòng vì sản phẩm bàn giao đúng tiến độ, chất lượng tốt.
  • Lãnh đạo yên tâm trao quyền, dành thời gian cho các dự án và cơ hội mới.
  • Tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm (tài chính, nhân tài, thời gian).

Trên đây là những thông tin liên quan đến Kanban Board là gì – Ví dụ tiêu biểu về Kanban Board. Hy vọng bài viết của của Học viện Agile và Chương trình huấn luyện nhóm theo Agile có thể là gợi ý tốt cho bạn. 

Bài viết liên quan: