Một câu hỏi luôn được đặt ra cho các ứng viên khi bắt đầu với một vị trí công việc nào đó chính là lộ trình thăng tiến, hay con đường sự nghiệp của công việc này là như thế nào? Lựa chọn vị trí Business Analyst Manager bạn có biết để trở thành mình sẽ cần phải làm gì, trách nhiệm ra sao và liệu có lựa chọn nghề nghiệp tương đương nào khác? Cùng học viện Agile hiểu sâu hơn về nghề Business Analyst Manager này nhé.
Mục lục
ToggleNhiều người vẫn đang bị nhầm lẫn, chưa hiểu sâu về khái niệm Business Analysis và Business Analyst. Hiểu sâu hơn bản chất công việc, có thể so sánh các điểm khác nhau của hai khái niệm này như sau:
Business Analysis:
– Thiên về các quy trình, chức năng và kỹ thuật.
– Giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp nhằm mang đến những sự thay đổi tích cực.
– Cần kiến thức về kinh doanh, chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động của Business Analyst Manager
– Các lĩnh vực hoạt động: Tổ chức, doanh nghiệp, quy trình, kinh doanh và công nghệ.
Business Analytics:
– Hoạt động tập trung việc sử dụng dữ liệu, phân tích thống kê và đưa ra các nhận định.
– Công việc ứng dụng để đề xuất phương án, hỗ trợ các quyết định liên quan đến kinh doanh.
– Thống kê dữ liệu, tư duy toán và lập trình là những kiến thức cần thiết cho công việc Business Analytics.
Về bản chất công việc của Business Analysis và Business Analyst trong lĩnh vực công nghệ là tương đối giống nhau, được xem là một, mục tiêu nghề nghiệp sẽ trở thành Business Analyst Manager. Sử dụng Business Analysis hay Business Analyst thì đều được hiểu là chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Là người cầu nối khách hàng và team nội bộ, là người tìm ra giải pháp tốt nhất cho một vấn đề thuộc lĩnh vực công việc của BA.
Bắt đầu sự nghiệp với Business Analyst tức là bạn đã thấy được cơ hội nghề nghiệp rộng mở và mình có thể phát triển được bản thân nhiều hơn với công việc này. Bạn sẽ cần có một background về kinh doanh hay kiến thức cơ bản nhất về lĩnh vực công nghệ phần mềm. Ngoài ra, bản thân ứng viên sẽ phải có tố chất của nghề BA như là tư duy tốt, tính cầu tiến, sự linh hoạt, kỹ năng giao tiếp tốt và kỹ năng xử lý vấn đề ổn.
Mặc dù có nhiều ngách nhỏ, nhưng nhìn chung nghề BA thiên về sự phân tích để tìm ra giải pháp, kỹ năng quản trị để giải quyết các vấn đề liên quan. Kỹ năng và kiến thức bạn có thể trau dồi, học hỏi hằng ngày. Khởi đầu cho một BA để đạt vị trí Business Analyst Manager có thể là những vị trí kinh doanh phần mềm nhỏ, vị trí BA thực tập. Tổng quan để bạn lần nữa nhìn nhận lại, mình có thực sự muốn phát triển con đường sự nghiệp với BA?
=> Xem thêm: Business analyst role và hành trang trước khi “vào nghề”
Trong thị trường lao động lĩnh vực công nghệ hiện nay, Business Analyst Manager sẽ được chia làm 6 nhiệm vụ :
– Business Requirement Analysis (BRA): nhiệm vụ định hướng giải pháp về mặt business của tổ chức.
– Business System Analyst(BSA): nhiệm vụ kết nối giữa team Business và team technical.
– System Analyst(SA): nhiệm vụ xử lý các vấn đề liên quan trực tiếp đến mặt giải pháp công nghệ.
– Functional Analyst(FA): nhiệm vụ đề xuất giải pháp triển khai cho doanh nghiệp, tiếp nhận và điều chỉnh hệ thống cho phù hợp.
– Agile Analyst(AA): nhiệm vụ phân thích, trình bày giải pháp theo mô hình Agile, thực hiện tiếp cận dự án theo hướng hiệu quả nhất.
– Service Request Analyst(SRA): nhiệm vụ hỗ trợ đồng hành cùng người dùng cuối, chăm sóc, hỗ trợ khách hàng làm quen hiệu quả với các giải pháp công nghệ đã đề ra .
Lộ trình thăng tiến của một Business Analyst Manager được xác định khá rõ ràng mà người mới bắt đầu với nghề BA hay BA đã làm một thời gian cần xác định lại career path.
– Là vị trí cho những người mới bắt đầu, đối tượng sinh viên mới ra trường, BA thực tập sinh hay có kinh nghiệm đi làm từ 1 – 2 năm.
– Yêu cầu: nền tảng kiến thức cơ bản về BA, có kỹ năng và tố chất của BA.
– Sẽ nhận được sự hỗ trợ từ senior BA, hỗ trợ kiến thức để đảm nhận công việc tốt hơn.
– Phù hợp cho những ứng viên đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực BA từ 2 – 3 năm.
– Yêu cầu: kiến thức cơ bản về BA, kiến thức cơ bản về lĩnh vực IT, biết phân tích và khả năng soạn tài liệu, khả năng làm việc độc lập trong các dự án.
– Sẽ nhận được hỗ trợ từ senior BA và người có kinh nghiệm hơn. Có lộ trình đào tạo để nâng cao khả năng làm việc với dự án lớn.
– Chỉ phù hợp cho những BA trên 3 năm kinh nghiệm và đã làm nhiều dự án.
– Yêu cầu: yêu cầu cao về khả năng phân tích thống kê dữ liệu, xử lý vấn đề, đề xuất giải pháp, kết nối team cùng xử lý mâu thuẫn liên quan… Thành thạo các công cụ hỗ trợ liên quan.
– Trình độ đạt Business Analyst Manager
Bên cạnh lộ trình thăng tiến, nền tảng kiến thức đã được đào tạo thì để đạt vị trí senior level, trình độ masters của BA bạn cần nâng cấp bản thân qua các kỹ năng:
– Kỹ năng mềm: chịu được áp lực, tính cầu tiến, tư duy giải quyết vấn đề, sự khéo léo trong giao tiếp.
– Kỹ năng riêng có của BA: kỹ năng đọc hiểu tài liệu, phân tích và thống kê và trực quan hoá dữ liệu để đưa ra con số hỗ trợ tìm giải pháp cho các dự án. Kỹ năng thiết kế tài liệu, báo cáo và thuyết trình.
Bạn đã sẵn sàng bắt đầu để trở thành Business Analyst Manager chưa? Lộ trình rõ ràng, yêu cầu cụ thể trên đây đã giúp bạn định vị lại bản thân, xác định mục tiêu nghề nghiệp của mình một cách chắc chắn hơn. Ngoài những kiến thức và kỹ năng cơ bản, bạn cũng nên tìm hiểu thêm các mô hình làm việc hiện đại được ứng dụng cho ngành công nghệ phần mềm như Agile. Đây là mô hình phổ biến trên thế giới được các doanh nghiệp lớn trên thế giới sử dụng.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.