Ngành công nghiệp game đang phát triển không ngừng qua từng năm nhờ những đổi mới về công nghệ, nền tảng hỗ trợ. Trong bài viết này, Học Viện Agile sẽ chia sẻ đến bạn đọc 5 nền tảng lập trình game 2D tốt nhất, phù hợp với người dùng từ cơ bản đến nâng cao.
Nếu bạn chỉ mới tập làm game và chưa có nhiều kinh nghiệm với lập trình, công cụ Stencyl sẽ rất phù hợp. Ưu điểm của Stencyl là đơn giản, dễ sử dụng nhưng vẫn có thể tạo ra các game chất lượng mà không cần phải lập trình. Đây là engine game hoạt động theo nguyên tắc kéo – thả tương tự như trò xếp hình lego để tạo ra các game trên Windows, Mac, Linux, Android và iOS. Người dùng có thể sử dụng Stencyl để lập trình game spirited-based như xếp hình (puzzle) hoặc side-scroller. Với các game có gameplay phức tạp hơn như RPG hoặc game chiến thuật, Stencyl không có đủ chức năng để đáp ứng nhu cầu của game developer.
Một số tựa game nổi tiếng như Impossible Pixel và Zuki’s Quest đều sử dụng Stencyl.
Ngoài Stencyl, game developer chưa có nhiều kinh nghiệm với ngôn ngữ lập trình có thể tham khảo GameMaker. GameMaker hoạt động dựa trên nguyên tắc kéo – thả tương tự Stencyl và cũng có các hook để tạo lập chức năng nhiều người chơi. Ngoài ra, người dùng có thể can thiệp trực tiếp vào mã nguồn hoặc liên kết với các SDK ngoài. Nhìn chung, GameMaker có khả năng lập trình đa dạng game hơn Stencyl.
Nhược điểm của GameMaker là phiên bản miễn phí khi phát hành sẽ đi kèm với watermark.
Cocos2D là game engine mã nguồn mở dành riêng cho việc lập trình game 2D. Các game tạo lập bằng Cocos2D có thể xuất bản trên các nền tảng như Windows, Mac, iOS, Windows Phone và Android.
Cocos2D hỗ trợ các ngôn ngữ C++, Lua và JavaScript, trong đó C++ là ngôn ngữ chính. Để sử dụng Cocos2D, game developer nên thành thạo C++. Ưu điểm của Cocos2D là có thể lập trình hầu hết mọi game 2D thuần túy, đi kèm với một IDE đầy đủ để xây dựng game miễn phí. So với Unity cũng là engine game để lập trình game 2D, Cocos2D dễ sử dụng hơn. Nếu bạn gặp khó khăn khi lập trình game với Cocos2D, có thể tham khảo thêm các khóa học trên Udemy hoặc tutorial của Ray Wenderlich.
Unity là công cụ lập trình game miễn phí cho các nền tảng như Xbox, Playstation, Windows… Engine này hỗ trợ lấy assets từ nhiều công cụ gồm Maya, Softimage, Blender và sử dụng C# làm ngôn ngữ lập trình. Đối với lập trình viên đã có nhiều kinh nghiệm, các engine như Unity sẽ phù hợp để thỏa sức sáng tạo bởi có sẵn các pre-built behaviours và thư viện tài nguyên để người dùng dễ dàng sử dụng. Ngoài game 2D, Unity cũng có thể lập trình game 3D khá tốt, mượt mà.
Unreal Engine 4 cũng là công cụ dành có các lập trình viên game bậc cao với khả năng lập trình hầu hết các game 3D nhờ công cụ mô hình hóa, hệ thống landscape & nhiều công cụ phức tạp. Tuy nhiên người sử dụng Unreal Engine 4 sẽ mất một khoản phí bản quyền khoảng 5% cho Unreal khi phát hành game. Thế mạnh của Unreal là tạo lập các game 3D nên với các game 2D, engine này đủ khả năng lập trình.
Ngoài 5 engine game kể trên, có rất nhiều công cụ khác để game developer lựa chọn. Với người mới bắt đầu, Buildbox và Game Salad là lựa chọn tốt để làm quen tuy còn nhiều bug và hoạt động thiếu ổn định. Các game HTML5 cũng có thể lập trình với Construct nhưng phải đi kèm với crack và tool nếu bạn muốn dùng các chức năng nâng cao.
Để lập trình sản phẩm game hoàn chỉnh, game developer phải sử dụng nhiều assets như artwork, âm thanh… Các nhà lập trình game độc lập có thể dùng thêm các công cụ miễn phí dưới đây để việc lập trình game 2D đơn giản và nhanh gọn hơn:
Trên đây là một số engine game tốt, hoạt động ổn định và có nhiều tính năng hay, đáp ứng được nhu cầu của các game developer đang muốn lập trình game 2D. Khi chọn một nền tảng lập trình game 2D, các lập trình viên cần cân nhắc về ngôn ngữ trình và kỳ vọng của bản thân để tạo ra tựa game tốt trong ngân sách cho phép, phù hợp với mục đích bán trên các store trực tuyến.
“Mọi hành trình vạn dặm đều bắt đầu từ bước chân đầu tiên”. Để đi nhanh và xa hơn trên con đường sự nghiệp, ngoài kiến thức chuyên môn, lập trình viên cần trang bị thêm tư duy quản lý dự án, quản trị hiệu quả công việc đội nhóm. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã ứng dụng Agile trong việc xây dựng văn hóa và cách làm việc, đem lại nhiều hiệu quả tích cực về năng suất, tiết kiệm thời gian, giảm thiểu rủi ro. Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về Agile – tư duy phát triển phần mềm làm thay đổi diện mạo nền công nghệ thông tin, hãy tham khảo các kiến thức từ Học viện Agile nhé.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.