Nắm bắt được các ý tưởng kinh doanh sẽ là chìa khóa thành công của bạn, nếu bạn là người đi đầu trong các xu thế và định hình được thị trường. Dù hiểu rất rõ điều đó nhưng nhiều người trước khi bước vào kinh doanh vẫn chưa thật sự hiểu ý tưởng kinh doanh là gì và tìm kiếm ý tưởng kinh doanh ở đâu. Nếu như bạn cũng đang có những băn khoăn này, hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Ý tưởng kinh doanh hay còn được gọi với tên tiếng Anh là business idea, là một ý tưởng kinh doanh của cá nhân hoặc tổ chức với mục tiêu đạt được lợi ích tài chính kinh tế. Do bản chất của ý tưởng là vô tận, ý tưởng kinh doanh có rất nhiều và không có giới hạn.
Tuy nhiên, không phải ý tưởng kinh doanh nào cũng đảm bảo thành công. Hiện thực hóa một ý tưởng kinh doanh đã khó, và để thành công còn khó hơn gấp nhiều lần. Trong đó, yếu tố thành công đầu tiên là lựa chọn, theo đuổi đúng ý tưởng kinh doanh.
Thị trường chính là nơi hình thành ý tưởng kinh doanh đầu tiên, dĩ nhiên rồi. Bạn cần nhìn vào thị trường để biết người tiêu dùng ở thời điểm đó, họ đang nghĩ gì, làm gì và cần gì. Tìm kiếm được sản phẩm/dịch vụ mà thị trường đang cần, đang thiếu chính là bạn đã mở được ổ khóa đầu tiên trong hành trình khởi nghiệp của mình.
Tuy nhiên, việc nhìn vào thị trưởng là cách tìm kiếm ý tưởng kinh doanh của tất cả mọi người. Tức là nếu bạn nhìn ra được một sản phẩm/dịch vụ tiềm năng, có nghĩa là người khác cũng nhìn ra giống bạn. Do đó, bạn cần phải linh hoạt, sáng tạo để cho ra những ý tưởng thật sự tiềm năng.
Ngoài ra, bạn cũng cần xác định mục tiêu kinh doanh của mình là hướng vào thị trường chung đại trà hay thị trường ngách. Từ đó mới có thể đưa ra những ý tưởng kinh doanh phù hợp với thị trường mà mình dự định hướng tới.
=> Xem thêm: [Bí mật] 10+ ý tưởng kinh doanh sáng tạo chưa ai nói với bạn
Ý tưởng kinh doanh còn xuất phát từ chính khả năng nội lực của bạn. nếu bạn có một tài năng đặc biệt nào đó, như khả năng nấu nướng vượt trội đã được nhiều người công nhận, khả năng am hiểu về các món đồ công nghệ hay đơn giản là niềm đam mê mãnh liệt với thời trang… Hãy biết tất cả những sở trường đó của mình trở thành những ý tưởng kinh doanh đầy tiềm năng.
Ví dụ nhé, nếu như bạn đang là một “đầu bếp” tại gia, bạn đã nghĩ đến việc khởi nghiệp bằng một quán ăn nho nhỏ hay là bán đồ vặt, cơm văn phòng online… Nếu bạn am hiểu về công nghệ, tại sao không lên ý tưởng kinh doanh các món đồ công nghệ và bán trên các trang thương mại điện tử. Nếu bạn mê mẩn thời trang, bạn đã từng nghĩ đến việc kinh doanh một thời trang online và làm các video review trên tiktok hay chưa?…
Ý tưởng kinh doanh còn có thể xuất phát từ chính tầm nhìn của bạn. Nói một cách đơn giản hơn, nếu như bạn chỉ nhìn thấy xu hướng, “trends” ở thời điểm hiện tại, bạn sẽ có được những ý tưởng kinh doanh về các mặt hàng/dịch vụ đang hot tại thời điểm này.
Thế nhưng, nếu như bạn có tầm nhìn về tương lai, bạn sẽ biết được những sản phẩm/dịch vụ nào sẽ gây mưa gây bão trong thời gian tới.
Một ý tưởng kinh doanh hay phải đáp ứng được các yếu tố sau:
Ít ai thành công với một ý tưởng kinh doanh quá cũ và đã có quá nhiều người đi trước. Cho dù những người đi trước đã thành công thì cũng không có nghĩa là bạn sẽ thành công, nếu như nguồn lực của bạn không thể bằng họ. Còn nếu như những người đi trước đã thất bại mà bạn không có những nguồn lực hơn họ thì nhiều khả năng là bạn lại đang đi vào vết xe đổ của họ mà thôi,
Vì vậy, một ý tưởng kinh doanh hay trước tiên phải là một ý tưởng kinh doanh đầy mới mẻ và sáng tạo. Sự khác biệt chính là yếu tố tiên quyết khiến sản phẩm/dịch vụ của bạn được chú ý trên thị trường. Khách hàng luôn thích những điều mới lạ, đó là điều mà không ai trong chúng ta có thể phủ nhận.
Có rất nhiều người hào hứng với ý tưởng kinh doanh của mình và cảm thấy nó thật là hay, thật là tuyệt vời! Nhưng khi hồ hởi áp dụng vào thực tế thì sụp đổ ngay trong vòng một nốt nhạc. Vì sao thế! Vì họ đã quá tự tin vào sự mới mẻ, độc đáo của ý tưởng mà không chú ý đến tính khả thi của ý tưởng đó trên thực tế.
Một ý tưởng kinh doanh được tạo ra nhất định phải xoay quanh nhu cầu của con người. Bạn thấy đấy, trên thực tế, các doanh nghiệp thường chú trọng các hoạt động lấy ý kiến khách hàng để cải tiến sản phẩm.
Kinh doanh không phải là nghệ thuật! Vì vậy bạn không thể để hai chân xa mặt đất. Xây dựng ý tưởng kinh doanh, bạn phải luôn thực tế!
Một sản phẩm/dịch vụ hữu ích với người dùng luôn có sức sống lâu dài. Bạn không muốn sản phẩm/dịch vụ của mình vừa chào đời được dăm bữa nửa tháng đã chết yểu chứ? Vậy thì ngay từ khi xây dựng ý tưởng kinh doanh, bạn phải chú ý đến tính hữu dụng của ý tưởng đó trên thực tế.
Khách hàng chỉ bỏ tiền ra để mua những sản phẩm/dịch vụ có ích cho đời sống họ, có thể là đời sống vật chất hay tinh thần.
Khi trình bày về ý tưởng kinh doanh, rất nhiều người được hỏi sản phẩm/dịch vụ của anh có gì nổi trội so với các sản phẩm/dịch vụ khác trên thị trường thì thường không trả lời được.
Khi không trả lời được câu hỏi đó, đồng nghĩa rằng ý tưởng kinh doanh của họ chưa thể gọi là một ý tưởng hay. Ý tưởng phải nhấn mạnh ưu thế cụ thể nào đó về sản phẩm, dịch vụ hơn hẳn những gì đang có trên thị trường.
Để có được một ý tưởng kinh doanh hay và tiềm năng, ngoài việc phải nghiên cứu thị trường, đánh giá đối thủ, lắng nghe nhu cầu của khách hàng và dựa vào những nguồn lực sẵn có của mình, bạn cần có một mô hình quản lý hiệu quả. Chúng tôi đang muốn đề cập đến mô hình quản lý Agile.
Cùng với sự phát triển 4.0, Agile là phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt để làm sao đưa sản phẩm đến tay khách hàng càng nhanh càng tốt. Mô hình này được ra đời vào năm 2001 bởi 17 nhà phát triển phần mềm tại Hoa Kỳ. Tại sao mô hình này lại có ý nghĩa với những người làm kinh doanh ư? Đây là mô hình nhấn mạnh đến vai trò của cá nhân và sự tương tác trong đội nhóm hơn là việc quản lý cứng nhắc bằng quy trình và công cụ như truyền thống. Mô hình này cũng đề cao tuyên ngôn cộng tác với khách hàng hơn là đàm phán với hợp đồng…
Trên đây là giải thích về ý tưởng kinh doanh là gì và thế nào là một ý tưởng kinh doanh hay. Chúc các bạn sớm tìm được ý tưởng kinh doanh của riêng mình và có những thành công vượt trội trên thực tế!
Bài viết liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.