Growth Mindset có tác động và ảnh hưởng gì đến nhân viên trong doanh nghiệp? Cùng Học viện Agile tìm hiểu chi tiết qua bài viết hôm nay của Chuyên gia Nguyễn Thị Phương nhé.
Chắc hẳn bạn đã biết tới nghiên cứu của Giáo sư Carol Dweck ở Đại học Stanford trong hơn 30 năm qua về Tư duy phát triển (Growth Mindset). Những nghiên cứu của Dweck đã chỉ ra rằng chỉ một niềm tin (tưởng như là đơn giản), nhưng có thể đem lại sức mạnh thay đổi tâm lý, từ đó có thể thay đổi cách bạn sống, làm việc, và thay đổi cả cuộc đời của bạn.
Theo Dweck, tư duy chính là thái độ và niềm tin của bạn đối với trí tuệ, sự phát triển, thử thách và nỗ lực. Hay nói cách khác, quan điểm mà bạn hình thành chính là yếu tố quyết định khả năng học hỏi và thành công lâu dài của bạn.
Các nghiên cứu của Dweck ở giai đoạn trước tập trung tìm hiểu tác động của Growth Mindset đến các cá nhân, gần đây Dweck đang mở rộng công việc của mình đến các tổ chức. Liệu một tổ chức, như một cá nhân, có thể có tư duy phát triển hay cố định hay không?
Và nếu vậy thì nó ảnh hưởng đến nhân viên thế nào? Từ năm 2010, Dweck và ba đồng nghiệp, Mary Mary, Jennifer Chatman và Laura Kray, đã hợp tác với công ty tư vấn Senn Delaney để trả lời những câu hỏi đó.
Nhóm đã tiến hành nghiên cứu tại bảy công ty Fortune 1000 và phát hiện ra rằng, các công ty có tư duy tăng trưởng có nhân viên hạnh phúc hơn và văn hóa chấp nhận rủi ro, sáng tạo hơn. Các nhân viên ở công ty có Tư duy cố định thì lo lắng về thất bại, và vì vậy họ theo đuổi các dự án ít đổi mới hơn. Họ thường xuyên giữ bí mật thậm chí lừa dối để cố gắng vượt lên đồng nghiệp.
Microsoft là một ví dụ về doanh nghiệp có Tư duy phát triển. Khi lên làm CEO của Microsoft Nadella nhận thấy văn hoá hiện tại sẽ cản trở hơn là hỗ trợ cho bất kỳ chiến lược nào.
Dựa trên nghiên cứu của Carol Dweck, Nadella đã làm việc để chuyển Microsoft từ một nền văn hóa có tư duy cố định thành một nền văn hóa có tư duy phát triển. Microsoft đã đi từ một nền văn hóa cạnh tranh nội bộ sang tập trung vào hợp tác, lắng nghe, học hỏi và khai thác những đam mê và tài năng cá nhân.
Người ta tưởng Microsoft sẽ chết chìm sau hàng loạt thất bại trong vụ mua lại Nokia, doanh thu Windows và Office sụt giảm, sự lỗi nhịp của Microsoft trong thời kì mobile trỗi dậy. Ấy thế mà công ty thuộc loại khủng long của ngành phần mềm lại vươn lên dẫn đầu, ngày càng thể hiện sự năng động tiềm năng.
Chìa khóa, theo lời của Nadella, dẫn lại bởi nhiều bài viết trong suốt hơn một năm nay, khi lí giải cho sự phục hồi kì diệu của Microsoft chính là ở văn hóa nuôi dưỡng tư duy phát triển “Growth Mindset”.
Trong một nền văn hoá nuôi dưỡng Growth Mindset, nhân viên thích thách thức; họ phấn đấu để học hỏi; họ nhìn thấy tiềm năng ở bản thân và ở người khác; và họ biết họ có thể phát triển các kỹ năng mới. Nghiên cứu của Dweck và các cộng sự nhận thấy rằng nhân viên trong các tổ chức có Growth Mindset nhỉnh hơn khi so sánh với tổ chức có tư duy cố định:
Để rõ hơn về tác động của Growth Mindset đến nhân viên của bạn, chúng ta cùng phác thảo chân dung của hai nhân viên sau:
Hãy hình dung bạn là quản lý, và bạn có một nhóm làm việc với những cá nhân có các hành vi của người có Tư duy phát triển như: không ngừng nỗ lực, chấp nhận rủi ro, xem thất bại hay khó khăn là cơ hội để học hỏi thì chắc chắn hiệu suất làm việc, cũng như độ gắn kết với công ty sẽ càng tăng.
Tác giả: Nguyễn Thị Phương – Trung tâm Socrates
THAM KHẢO:
Bài viết liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.