Việc ứng dụng CNTT vào ngành giáo dục hoàn toàn cần thiết trong bối cảnh ngày nay. Khi ứng dụng mô hình giảng dạy học trực tuyến online sẽ giúp cho người học chủ động trong khi học nhất là trong tình trạng dịch bệnh gia tăng. Tuy nhiên việc chuyển đổi số trong giáo dục vẫn còn gặp nhiều khó khăn về công nghệ, sự kiểm soát, hay đánh giá hiệu quả. Vậy cần có những yếu tố gì để chuyển đổi số trong giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Bài viết dưới đây xin cung cấp các thông tin để giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trên.
Sự bùng phát của đại dịch Covid 19 toàn cầu đã khiến các chuỗi cung ứng mọi mặt trong kinh tế bị ảnh hưởng, sự giãn cách xã hội cấp độ khác nhau đã tác động đến xã hội. Trong đó, lĩnh vực giáo dục trên các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề. Từ tình hình này, sự chuyển đổi ngành nghề, sự thay đổi mô hình làm việc và bản thân chính mỗi người cần tự bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp để thích ứng với bối cảnh mới. Thực tế đã cho thấy việc chuyển đổi số đã mang lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng.
Việc ứng dụng công nghệ số sẽ giúp bạn có thời gian học tập thoải mái mọi lúc mọi nơi. Người học tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn, bỏ qua về giới hạn khoảng cách, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả.
Thông qua chuyển đổi số , người dùng có thể tiếp cận những nguồn tài liệu khổng lồ, tiết kiệm thời gian và chi phí. Đồng thời bạn dễ dàng tìm kiếm thông tin và khai thác chuyên sâu các khía cạnh mà bạn quan tâm.
Việc ứng dụng công nghệ số vào giáo dục sẽ đem lại những kết quả như: bigdata sẽ giúp lưu trữ các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu, IoT sẽ theo dõi chính xác hoạt động của giáo viên, học sinh và người quản lý. Với Blockchain sẽ quản lý đầy đủ các thông tin, hồ sơ giáo dục của học sinh rõ ràng, không bị thất thoát hồ sơ, ghi chép chính xác về lịch sử học tập cũng như bảng điểm một cách minh bạch.
Đây là lợi ích lớn thiết thực cho mỗi người trong việc chuyển đổi số. Tiết kiệm thời gian, chi phí học tập, giảm thiểu sự lãng phí chi phí in ấn và đem lại kiến thức sâu rộng.
Có thể nói giáo dục là một trong những ngành đã gặt hái được những thành tựu khi chuyển đổi số trong giáo dục. Đối với giáo dục phổ thông, Việt Nam nằm trong top 40 với các nước phát triển, giáo dục đại học trong top 70 và đào tạo nghề ở vị trí 90. Năm 2020, theo báo cáo Ngân hàng thế giới, nhân lực Việt Nam đứng 38 trong tổng số 174 quốc gia, thành phần giáo dục đứng thứ 15 tương đương với Thụy Điển, Hà Lan, New Zealand.
Tuy nhiên cũng như ngành khác, ngành giáo dục cũng gặp nhiều khó khăn. Vì tuân theo quy định giãn cách xã hội của chính phủ, các tổ chức giáo dục phải tạm dừng hoạt động, gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các chương trình đào tạo. Tuy nhiên đây cũng là động lực để phát triển môi trường trực tuyến phục vụ đào tạo, thúc đẩy quá trình chuyển đổi hóa giáo dục.
Thực tế ngành giáo dục nằm trong định hướng của Chính phủ về chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030. Do vậy hàng loạt chính sách thúc đẩy để mang đến hành lang pháp lý, các quy định việc ứng dụng công nghệ vào giảng dạy, việc đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa…
Nhờ những chính sách đó đã thúc đẩy toàn ngành triển khai số hóa từ trung ương đến địa phương. Toàn ngành đã số hóa và gắn mã định danh cho hơn 53000 cơ sở giáo dục đào tạo, 1,4 triệu giáo viên và 24 triệu cho học sinh, sinh viên. Xây dựng hệ tri thức Việt khoảng 5000 bài giảng điện tử e-learning, dữ liệu luận án tiến sĩ với 7.500 luận văn, câu hỏi trắc nghiệm đến 35.000 và 2000 video bài giảng trên truyền hình và 200 thí nghiệm ảo…
Hiện nay, nhiều trường học, trung tâm đã trang bị những thiết bị thông minh như đầu ghi hình, bảng điện tử, phần mềm họp và học trực tuyến…. Các trường học giúp sinh viên trải nghiệm tiếp cận công nghệ cao hay chuyến thăm quan thực tế ảo
Mặc dù đạt được những thành tựu như vậy, nhưng tổ chức giáo dục còn gặp nhiều khó khăn. Trường học hay các tổ chức giáo dục triển khai rời rạc, chưa có sự tổng thể trong quy trình vận hành. Ngay cả tư duy nhận thức từ cá nhân cho đến người quản lý cũng chưa thay đổi triệt để.
Hơn nữa những khó khăn như cơ sở vật chất, thiết bị hạ tầng, đường truyền internet… là một vấn đề nan giải mà ngành giáo dục phải đối mặt nếu như muốn đồng bộ hóa trong ngành.
Trong những năm gần đây thì song song với việc chuyển đổi số trong giáo dục, các doanh nghiệp cũng đồng thời áp dụng phương pháp Agile rất nhiều. Agile giúp cho doanh nghiệp áp dụng công nghệ nhanh hơn, tổ chức lại đội ngũ phù hợp hơn và tham mưu cho ban lãnh đạo những chiến lược thực sự phù hợp.
Chuyển đổi số trong giáo dục là việc ứng dụng công nghệ vào quá trình để thực hiện mục tiêu đề ra của một doanh nghiệp, trường học.
Dựa trên những định hướng đó, chúng ta có thể xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới chuyển đổi số như sau:
Đầu tiên là chiến lược cho chuyển đổi số trong giáo dục bao gồm việc định hướng huy động nguồn lực, hợp tác liên ngành, hệ thống đào tạo, dữ liệu lớn và truyền thông.
Thứ hai yếu tố tư duy công nghệ số, mô hình triển khai linh hoạt, năng động, sáng tạo. Hiện nay nhiều doanh nghiệp giáo dục trên thế giới đã ứng dụng mô hình Agile. Đây là khung làm việc năng động, linh hoạt, tận dụng nguồn lực hiện tại và triển khai kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế. Điều này sẽ giúp hạn chế những rủi ro trong quá thực thi dự án. Để tìm hiểu thêm mô hình Agile có thể tham khảo tại trang Agipedia.
Thứ ba là yếu tố môi trường với những chính sách, quy định và hướng dẫn thực hiện để đảm bảo đúng mục tiêu đặt ra.
Thứ tư là yếu tố công nghệ như hạ tầng, thiết bị phần cứng và phần mềm. Đây là yếu tố quan trọng để thực hiện chuyển đổi số.
Cuối cùng là yếu tố con người, người lãnh đạo, giảng dạy, người tham gia học. Bởi mọi người khi tham gia vào công cuộc chuyển đổi số trong giáo dục cần phải có hiểu biết và sự vận hành thành thạo các ứng dụng công nghệ.
Chúng ta đang sống trong thời đại VUCA đầy biến động (Volatility), không chắc chắn (Uncertainty), phức tạp (Complexity) và mơ hồ (Ambiguity). Doanh nghiệp cần phải rút ngắn thời gian ra thị trường, tăng sự linh hoạt, khả năng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng.
Agile (linh hoạt) là khung tư duy và làm việc giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng và phản hồi với thay đổi, để đạt được thành công trong môi trường liên tục biến động, không chắc chắn.
Nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới đã áp dụng và thành công với Agile. Agile không chỉ làm thay đổi diện mạo nền công nghệ mà đang lan tỏa mạnh mẽ trong rất nhiều lĩnh vực như nhân sự, tài chính, kinh doanh và sản xuất.
Chương trình tư vấn huấn luyện chuyển đổi Agile bao gồm đào tạo, tư vấn và huấn luyện theo kiểu kèm cặp để tối ưu hóa việc áp dụng Agile vào doanh nghiệp.
Chương trình nhằm trang bị phương pháp luận đổi mới sáng tạo, thay đổi về tư duy, đổi mới cách thức quản lý, phương pháp làm việc, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng linh hoạt cho doanh nghiệp.
Chương trình giúp đội nhóm trong doanh nghiệp doanh nghiệp có thể:
Trên đây là những thông tin liên quan đến Chuyển đổi số trong giáo dục. Hy vọng bài viết của của Học viện Agile và Chương trình tư vấn huấn luyện chuyển đổi Agile có thể là gợi ý tốt cho bạn.
Bài viết liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.