Vinamilk là công ty sữa hàng đầu tại Việt Nam. Trong quá trình xây dựng và phát triển, văn hóa doanh nghiệp đã trở thành động lực thúc đẩy sự thành công về mọi mặt của công ty. Vậy mô hình văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk có đặc điểm tương đồng gì với đặc điểm Agile- một khung tư duy mà các tập đoàn trên thế giới ứng dụng để xây dựng văn hóa doanh nghiệp? Những thắc mắc đó sẽ được giải đáp dưới bài viết sau đây.
Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa chiếm thị phần lớn trong nước. Sau hơn 40 năm ra mắt, Vinamilk đã xây dựng 14 nhà máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho, 3 chi nhánh bán hàng, một nhà máy tại Campuchia và văn phòng đại diện ở Thái Lan. Trong năm 2018, Vinamilk được xếp hạng top 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ đô tốt nhất ở Châu Á Thái Bình Dương.
Để phát triển bền vững như thế, Vinamilk đã xây dựng cho mình mô hình văn hóa doanh nghiệp nổi bật.
Trong cuốn “ Hải trình Vinamilk” đã đúc rút ra 6 nguyên tắc văn hóa và 7 hành vi lãnh đạo đảm bảo xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
6 nguyên tắc văn hóa gồm:
Trách nhiệm công việc: Bất cứ chuyện gì xảy ra thì nguyên nhân là do bạn, không nên đổ lỗi cho bất cứ ai.
Hướng kết quả: Trao đổi với nhau bằng lượng hóa.
Sáng tạo và chủ động: Luôn phải tìm kiếm 2 giải pháp để khắc phục vấn đề.
Hợp tác: Cần dựa trên tinh thần hợp tác không phải giám sát.
Chính trực: Luôn phải chịu trách nhiệm trước lời nói, hành động của mình.
Xuất sắc: Tự tin là chuyên gia theo tiêu chuẩn quốc tế ở lĩnh vực của mình.
7 hành vi lãnh đạo:
Đối với lãnh đạo cần xây dựng khung KPI và có kế hoạch đào tạo, phát triển nhân lực.
Quan tâm và tạo động lực cho nhân viên đúng lúc.
Phát hiện và đào tạo nhân tài cho công ty.
Hướng dẫn công việc chứ không làm thay.
Khéo léo trong quản lý.
Vừa là huynh trưởng, vừa là người phục vụ.
Còn đối với Agile là một triết lý hay là khung tư duy để doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng và phản hồi với những thay đổi, để thành công trong môi trường biến động.
Agile ra đời do nhu cầu của thị trường. Trước những năm 1990, cuộc khủng hoảng về phương pháp phát triển dự án diễn ra. Các phương pháp truyền thống bộc lộ nhiều nhược điểm khiến các dự án thất bại khá cao.
Tháng 2/2001, 17 trình lập viên gặp nhau tại Utah và đưa ra một tài liệu là Tuyên ngôn Phát triển phần mềm linh hoạt kèm với 12 nguyên lý. Đó chính là thuật ngữ Agile được sử dụng hiện nay.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp thành công với Agile. Những tập đoàn công nghệ nổi tiếng trên thế giới như Amazon, Apple, Facebook, Google, Samsung, Uber,… đã đổi mới và có những thành quả đáng kể. Theo báo cáo CHAOS của Standish Group năm 2015 chỉ rõ, Agile có thể giúp tỉ lệ thành công của các dự án tăng gấp ba lần so với phương pháp hoạt động truyền thống.
Mặc dù vào Việt Nam muộn, nhưng nhiều doanh nghiệp tên tuổi đã ứng dụng phương pháp thông minh này. Từ tập đoàn lớn như FPT, Viettel, VNG hay những doanh nghiệp khởi nghiệp như NAL Việt Nam, VelaCorp, Magestore… cũng đã bắt nhịp với xu hướng của thế giới.
Khi đối chiếu những nét ưu việt của Agile với văn hóa của công ty Vinamilk, chúng ta nhìn thấy những tương đồng đặc biệt.
=> Xem thêm: Bài học từ mô hình văn hoá doanh nghiệp của Google
Soi chiếu trong 6 nguyên tắc mà Vinamilk hướng tới là sự sáng tạo và chủ động trong công việc. Bất cứ trường hợp nào, nhân viên phải tự tìm những phương án giải quyết một cách độc đáo, tốt nhất và mới mẻ nhất.
Môi trường làm việc phát triển theo Agile sẽ thúc đẩy sự sáng tạo của nhân viên với những chính sách khuyến khích và tự do.
Văn hóa doanh nghiệp Vinamilk hướng tới người lao động. Nhân viên làm việc được tạo mọi điều kiện từ cơ sở vật chất cho đến những cơ sở, quy trình làm việc dễ dàng đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả.
Và yếu tố trao quyền cũng là một đặc điểm nổi bật trong phương pháp Agile. Nhờ sự trao quyền này mà nhân viên có quyền quyết định trong phạm vi công việc của mình. Điều này sẽ khiến cho công việc trở nên nhanh chóng, kịp tiến độ. Hơn nữa việc trao quyền sẽ giúp cho các nhân viên phát huy khả năng, và người lãnh đạo sẽ dễ dàng thấy rõ các hoạt động của nhân viên.
Ngoài công việc, Vinamilk còn có các hoạt động gắn kết như các đợt liên hoan văn nghệ, giải bóng đá giao lưu …Điều này cho thấy Vinamilk luôn đề cao sự gắn kết trong văn hóa doanh nghiệp. Ngoài sự gắn kết nhân viên với nhân viên, lãnh đạo cũng cần tôn trọng, công bằng và tạo điều kiện cho nhân viên phát triển, duy trì môi trường làm việc thân thiện, cởi mở.
Agile cũng đề cao sự gắn kết. Các dự án do được cải tiến và phản hồi liên tục nên khiến cho các nhân viên tăng cường sự giao tiếp trong khi làm việc. Cũng nhờ vậy sự gắn kết giữa mỗi người được nâng cao.
Công ty Vinamilk tập trung vào xây dựng cơ chế giữ chân nhân tài gồm những chương trình tuyên dương. Hơn nữa công ty còn quan tâm đến đời sống nhân viên, hỏi chăm và chăm lo các nhân viên, hỗ trợ viễn phí cho người thân để nhân viên an tâm làm việc.
Với cách làm việc thông minh của Agile, lãnh đạo sẽ đánh giá đúng năng lực của mỗi nhân viên. Từ đó sẽ có những chính sách đãi ngộ phù hợp tương đương với khả năng. Do đó sẽ thu hút nhân tài ở trên thị trường, đồng thời sẽ giữ chân được người tài ở lại.
Tất cả các sản phẩm của Vinamilk đều bắt đầu từ nhu cầu của khách hàng mà đổi mới phù hợp. Doanh nghiệp cam kết cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đa dạng đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao, giá cả phù hợp.
Trong tuyên ngôn phát triển phầm mềm linh hoạt, Agile đề cao cộng tác với khách hàng hơn là đàm phán hợp đồng. Trong những lần cải tiến về sản phẩm, dịch vụ, khách hàng sẽ phản hồi và nhân viên dựa vào đó để sửa đổi phù hợp. Điều này đảm bảo sự thành công của dự án.
Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk là một trong những mô hình tiêu biểu tại Việt Nam. Soi chiếu vào trong khung tư duy Agile chúng ta thấy rõ những nét tương đồng mà văn hóa doanh nghiệp Vinamilk xây dựng. Đó là lý do mang đến sự lớn mạnh cho Vinamilk ngày hôm nay.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.