Chuyển đổi số đặt ra yêu cầu đối với tất cả các tổ chức, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững với thị trường. Một lộ trình chuyển đổi số cho mô hình doanh nghiệp nhỏ cần được xây dựng bài bản, đảm bảo các yếu tố cốt lõi để đạt được tỷ lệ thành công cao nhất. Cùng theo dõi để có thể lên chiến lược chuyển đổi số dài hạn cho doanh nghiệp với mô hình nhỏ.
Mục lục
ToggleXác định được những yếu tố ảnh hưởng lên một mô hình doanh nghiệp bạn sẽ kiểm soát tốt các tác động, rủi ro và từ đó tìm ra giải pháp phù hợp cho chiến lược phát triển lâu dài.
Môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới cấu trúc của một doanh nghiệp. Những sức ép của thị trường, những sự thay đổi từ mô hình quản trị chung, các sản phẩm mới ra đời, tính chất cạnh tranh giữa cá doanh nghiệp khác nhau sẽ đặt ra yêu cầu tái cơ cấu tổ chức đối với mô hình doanh nghiệp nhỏ. Sự phản ứng linh hoạt của cơ cấu tổ chức trong điều kiện môi trường bên ngoài có nhiều biến động sẽ là chìa khoá để doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng và phát triển bền vững.
Chiến lược của tổ chức tác động lên toàn bộ doanh nghiệp và cả mô hình doanh nghiệp. Chiến lược phát triển được đặt ra trong một thời gian dài đi kèm những mục tiêu cụ thể. Có thể để đáp ứng mục tiêu của chiến lược mà mô hình doanh nghiệp nhỏ sẽ cần phải thay đổi. chẳng hạn như yêu cầu chuyển đổi số, trong chiến lược phát triển một số tổ chức bắt buộc phải thay đổi mô hình quản trị doanh nghiệp của mình.
Nhìn có vẻ như mối liên quan giữa công nghệ và bộ máy tổ chức không mấy liên quan, nhưng kết quả của nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra sợi dây liên hệ này. Tổ chức với nền tảng công nghệ cao chắc chắn sẽ yêu cầu về một cơ cấu tổ chức khác biệt với các đơn vị truyền thống.
Số lượng nhân sự, chất lượng nhân lực, năng lực và đặc điểm của đội ngũ nhân lực đều ảnh hưởng tới việc thiết kế bộ máy tổ chức. Ví dụ, với những đơn vị có đội ngũ nhân lực yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật cao, cần hoạt động theo nhóm thì rất cần tổ chức bộ máy linh hoạt, không nên cồng kềnh mà nên chia theo từng dự án.
Khi đã xác định được những yếu tố ảnh hưởng tới mô hình doanh nghiệp nhỏ, việc lên một lộ trình chuyển đổi số phù hợp sẽ có phần dễ dàng hơn. Những bước sau sẽ cần thiết để giúp doanh nghiệp lên chiến lược phù hợp nhằm đạt tỷ lệ thành công cao trong quá trình chuyển đổi số.
Làm việc gì trước tiên cũng cần phải đặt mục tiêu để hướng tới. Chuyển đổi số trong mô hình doanh nghiệp nhỏ không đơn giản là mục tiêu mà là một tầm nhìn mang tính dài hạn hơn nữa. Dựa trên những đánh giá về mức độ sẵn sàng, ban lãnh đạo sẽ đưa ra mục tiêu, mong muốn đạt được trong quá trình chuyển đổi số. Chiến lược chuyển đổi số được xây dựng kèm mục tiêu, thời gian, KPI cần đạt được và hành động cụ thể. Việc tích hợp chuyển đổi số vào chiến lược phát triển chung của doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ích, tiết kiệm được nguồn lực những cũng đặt ra cho đội ngũ lãnh đạo nhiều thách thức.
Hoạt động chuyển đổi số mô hình kinh doanh cho mô hình doanh nghiệp nhỏ là cả một quá trình dài hơi. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ sẽ tập trung vào việc tạo ra lợi nhuận tối đa nên chuyển đổi số với mô hình kinh doanh cũng cần đảm bảo vấn đề này. Có lợi nhuận mới giúp doanh nghiệp tồn tại, mới có kinh phí cho chuyển đổi số.
Ở giai đoạn này, doanh nghiệp nên tìm ra các giải pháp công nghệ phù hợp và ứng dụng ngay. Đây là bước công nghệ tiên tiến phát huy khả năng của nó trong hoạt động chuyển đổi số. Ứng dụng công nghệ vào việc giám sát, bán hàng, chăm sóc khách hàng… tạo ra lợi nhuận và tiết kiệm nguồn lực. Giá trị được tạo ra là kết quả bước đầu của quá trình chuyển đổi số.
=> Xem thêm: 5 bước chuyển đổi số mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ
Yếu tố về con người trong chuyển đổi số mô hình doanh nghiệp nhỏ luôn là cốt lõi và cũng là giai đoạn mang đầy tính thách thức. Thay đổi tư duy của đội ngũ, thay đổi cách con người làm việc với nhau, giao tiếp với nhau theo mô hình hiện đại nhằm tối giản những bước không mang lại giá trị để tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có là rất cần thiết.
Trong các doanh nghiệp đã thực hiện chuyển đổi số thành công, dễ nhìn thấy được doanh nghiệp đã ứng dụng tốt mô hình tổ chức nhóm Agile. Đây là một mô hình làm việc được ứng dụng nhiều trong các tổ chức, tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới và trong nước. Đặc điểm của Agile chính là đào tạo cho đội ngũ một tư duy mới về cách làm việc. Tinh thần cởi mở, luôn thích ứng linh hoạt, sẵn sàng chia sẻ, trao quyền cho nhân viên… Và đặc biệt Agile yêu cầu doanh nghiệp hoạt động theo kiểu dự án. Tức là chia nhỏ chiến lược dài hạn, luôn có sự đánh giá phản hồi theo từng giai đoạn. Điều này thực sự phù hợp cho quá trình chuyển đổi số, giảm thiểu tối đa rủi ro, kiểm soát tốt chi phí và nhanh chóng thay đổi mục tiêu khi cần thiết mà không ảnh hưởng tới kết quả của quá trình đã hoàn thành.
Thời đại mới, thế giới phẳng thì doanh nghiệp sẽ cần đến một sự cởi mở, sẵn sàng kết nối sẵn sàng đổi mới để tạo ra giá trị bền vững. Hoạt động kinh doanh sẽ có lúc phát triển, lúc chững lại, nhiều biến động xảy ra, doanh nghiệp cần có những chiến lược sáng tạo linh hoạt để sẵn sàng đối mặt với thách thức và cả thất bại nếu có.
Mô hình doanh nghiệp nhỏ nếu nắm vững được những yếu tố trên đây và thực hiện đúng lộ trình chuyển đổi số thì tỷ lệ thành công rất cao. Hoạt động chuyển đổi số trên thị trường đã rất nóng, các tổ chức vẫn đang hoạt động hết công suất để thực hiện chiến lược dài hơi này. Doanh nghiệp của bạn cho dù có quy mô nhỏ nhưng chuyển đổi số thành công với lộ trình trên thì chắc chắn sẽ phát triển bền vững và có sức mạnh để cạnh tranh không ngại bất kỳ đối thủ nào.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.