Những năm gần đây, khởi nghiệp đã trở thành một xu hướng dành cho mọi đối tượng với mong muốn tự kinh doanh. Và trong thời kỳ chuyển đổi số như hiện nay thì các mô hình kinh doanh khởi nghiệp đòi hỏi phải có sự chuyển đổi linh hoạt, bắt nhịp với thị trường.
Mục lục
ToggleVậy chuyển đổi số sẽ giúp các công ty khởi nghiệp như thế nào? Đâu là phương án thích hợp cho các mô hình kinh doanh khởi nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số?
Tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp dưới bài viết sau đây.
Các mô hình kinh doanh khởi nghiệp hay còn gọi Startup là một tổ chức được xây dựng nhằm cung cấp các sản phẩm, dịch vụ khác biệt trên thị trường với mong muốn tăng trưởng nhanh nhất.
Và trong thời đại công nghệ số như hiện nay, các công ty khởi nghiệp cần có sự thích ứng để chuyển mình phát triển. Thực tế chuyển đổi số sẽ giúp các công ty khởi nghiệp dễ dàng vươn xa hơn.
Chuyển đổi số là tích hợp công nghệ kỹ thuật số vào các hoạt động của doanh nghiệp làm thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh một cách tối ưu nhất. Do vậy sẽ giúp các công ty khởi nghiệp cắt bỏ những khâu thừa, giảm chi phí vận hành hiệu quả.
Sự tham gia của yếu tố công nghệ vào vận hành sẽ nâng cao năng suất lao động hiệu quả. Doanh nghiệp sẽ nhìn thấy rõ bức tranh doanh nghiệp với thu chi, với chân dung khách hàng rõ nét và cả hiệu quả lao động của nhân viên. Khi bỏ qua những thủ tục thừa sẽ giúp tiết kiệm thời gian, tập trung vào mảng kinh doanh đem lại lợi nhuận.
Chuyển đổi số sẽ cung cấp các dữ liệu bài bản, chính xác mà qua đó lãnh đạo công ty sẽ nhìn nhận rõ khách hàng tiềm năng của họ là ai, sản phẩm, dịch vụ nào họ ưa chuộng, công ty cần có những thay đổi gì. Từ đó các Startup sẽ điều chỉnh định hướng sản phẩm, dịch vụ phù hợp với những thay đổi của người tiêu dùng. Nhờ vậy sẽ mang lại sự cạnh tranh lớn trên thị trường.
Agile là khung tư duy giúp thích ứng với những thay đổi từ đó có những điều chỉnh phù hợp với môi trường biến động. Và lẽ dĩ nhiên Agile phù hợp với mô hình kinh doanh khởi nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số như hiện nay.
Agile mang lại sự linh hoạt trong cách làm việc của nhân viên và sự quản lý của nhà lãnh đạo.
Đối với môi trường biến động, việc lập kế hoạch dài hạn sẽ gặp phải những rủi ro, không đạt hiệu quả mong muốn nếu không có những thay đổi phù hợp với tình hình. Với cách làm việc của Agile sẽ giảm ảnh hưởng của sự thay đổi bằng cách xây dựng vòng làm việc lặp và cải tiến. Nhờ đó thích ứng được với mọi biến động.
Sự phản hồi liên tục trong cách làm việc Agile, đòi hỏi guồng máy luôn phải vận động theo những thay đổi môi trường. Cải tiến liên tục để đảm bảo khi sản phẩm, dịch vụ ra đời sẽ phù hợp với nhu cầu thực sự của khách hàng. Và điều này đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho các doanh nghiệp Startup với mong muốn phát triển nhanh, bền vững.
Thực tế đã cho thấy, các công ty vận hành theo mô hình truyền thống với kế hoạch dài hạn và tập trung dồn mọi nguồn nhân lực, tài chính để thực hiện kế hoạch đó. Tuy nhiên khi bùng dịch Covid với phương hướng chống dịch của Nhà nước khiến kế hoạch đó không thể thực hiện. Lúc này doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro lớn về tài chính.
Với Agile, chính nhờ sự thay đổi linh hoạt và cải tiến liên tục nên giảm thiểu mọi rủi ro khi vận hành, giúp cho doanh nghiệp chủ động và sẵn sàng thích ứng trong mọi hoàn cảnh.
Đối với các mô hình kinh doanh khởi nghiệp đều mong muốn tiết kiệm chi phí bởi ngân sách có hạn. Nhờ ứng dụng mô hình Agile, các doanh nghiệp sẽ tinh gọn bộ máy, giảm thiểu những khâu ban thừa trong doanh nghiệp. Lúc đó, doanh nghiệp đảm bảo tiết kiệm chi phí tiền lương, và các chi phí vận hành khác.
Việc cộng tác thường xuyên, sự liên lạc luôn cập nhật giữa các nhóm với nhau sẽ đảm bảo thông tin xuyên suốt trôi chảy. Mô hình Agile giúp cho các thành viên biết được dự án diễn ra như thế nào, tiến độ ra sao, đồng thời những kỳ vọng của ban quản trị thế nào,…Tất cả các thông tin này được rõ ràng, minh bạch.
Phương pháp Agile sẽ đảm bảo cho các nhóm và các thành viên có thể tự đưa ra quyết định trong phạm vi công việc của mình. Nhờ điều này mà công việc trở nên suôn sẻ và liền mạch, nhanh chóng phù hợp với sự thay đổi môi trường. Và các nhà lãnh đạo sẽ đưa ra tầm nhìn chiến lược chung và hỗ trợ nhân viên đảm bảo hoàn thành công việc của mình.
Tại Việt Nam mỗi năm rất nhiều các Startup thành lập, nhưng cũng không ít công ty khởi nghiệp phá sản. Trong một thị trường đầy những biến động với các yếu tố khách quan tác động như hiện nay, việc các Startup tìm cho mình những mô hình phù hợp phát triển là điều cần thiết. Đổi mới linh hoạt hay là chết đó là câu trả lời dành riêng cho các mô hình kinh doanh khởi nghiệp.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.