Lập trình viên Full Stack được gọi là “lập trình viên đa năng” có thể giải quyết mọi vấn đề và ứng biến linh hoạt trong mỗi dự án phần mềm. Đây là vị trí đáng mơ ước mà nhiều người muốn hướng tới. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trang bị thêm kiến thức để vượt qua hành trình chông gai trở thành một Full Stack chuyên nghiệp.
Front – end xây dựng phần tương tác với người dùng, nên bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sản phẩm. Một Full Stack phải nắm rõ những kiến thức cơ bản về Front-end để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Full stack muốn hiểu Front-end cần thông thạo 3 ngôn ngữ căn bản HTML, CSS và JavaScript. Ngoài ra, bạn cũng cần làm quen với Framework: ReactJS, Next JS, VueJS, Angular,… và các thư viện lập trình có sẵn để giúp tối ưu việc phát triển các website phong phú và đa dạng hơn.
Lập trình viên Full Stack bên cạnh việc thông thạo Front-end thì cần hiểu biết về những kiến thức Back-end. Nếu ví Front – end là kỹ sư thiết kế nội thất trang trí cho ngôi nhà, thì Back-end chính là kỹ sư xây dựng phần khung và Full Stack là chủ nhà có quyền quyết định mọi sự thay đổi sao cho ngôi nhà phù hợp với mục đích sử dụng.
Để Full Stack có thể thành thạo Back-end, cần nắm qua những ngôn ngữ lập trình PHP, Ruby, Python, Java, .Net và một số framework của Back-end như: Laravel, Java Spring Boot. Kết hợp với những kiến thức Front – end có được bạn có thể xây dựng một website với tính năng đa dạng.
Bất kỳ dự án nào cũng cần lưu trữ dữ liệu trên Database và lập trình viên Full Stack cần hiểu rõ những chủ đề cơ sở dữ liệu, dữ liệu và lưu trữ, Full Stack sử dụng các hệ quản trị CSDL ( Mysql, Oracle, SQL Server,…) để biết cách tương tác và xử lý hoạt động dữ liệu.
UI/ UX là cách gọi tắt của User Interface (giao diện người dùng) và User Experience (trải nghiệm người dùng). Trong đó, UI thiết kế giao diện trực quan cho website, UX nghiên cứu cách người dùng sử dụng trang web. Dựa vào kiến thức về UI/UX sẽ giúp cho Fullstack hiểu rõ hơn về sản phẩm, sử dụng những nguồn kiến thức Front-end, Back-end để điều chỉnh phù hợp với yêu cầu khách hàng.
Lập trình viên Full Stack có thể am hiểu chiều rộng về kiến thức, nhưng về chiều sâu từng phần thì chưa chắc nắm hết được. Đối với những dự án đang phát triển và ngày càng phức tạp, thì các công ty lớn cần một team chuyên môn hóa hay các chuyên gia từng phần, để đi sâu vào giải quyết vấn đề hơn là một FullStack.
Do vậy, lộ trình để trở thành một Full Stack đầy gian nan, thử thách và mất rất nhiều thời gian. Bạn cần học hỏi nhiều lĩnh vực và có kế hoạch rõ ràng để không bị “tẩu hỏa nhập ma”. Nếu bạn là người hay nản lòng, không có đam mê tìm hiểu và tinh thần học hỏi thì sẽ rất khó đi đến thành công.
* Xem thêm: Khóa học Pragmatic Scrum hành dụng
Với hiểu biết rộng và trang bị đầy đủ các kỹ năng, Full Stack dễ dàng ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Các công ty khởi nghiệp vừa và nhỏ đang ở giai đoạn đầu cần những nhân sự đa năng, có cái nhìn tổng quát và Full Stack là lựa chọn ưu tiên khi tuyển dụng.
Full Stack có thể linh hoạt vai trò của mình trong mỗi giai đoạn dự án, nên sẽ không bị nhàm chán trong công việc hằng ngày.
* Xem thêm: Lộ trình business analyst roadmap chuẩn để thành công
Full Stack được xem là “tài sản quý” của công ty. Vì vậy, họ thường nhận được mức đãi ngộ cao và nhiều chế độ hấp dẫn.
Trong một nghiên cứu mức lương tại Indeed.com, lập trình viên Full Stack tại San Francisco đạt được mức lương trung bình 130,576 $/năm. Theo Glassdoor, mức lương Full Stack nằm ở mức trung bình 105,194 $/năm.
Tại Việt Nam, theo thống kê dữ liệu trên hệ thống JobsGO kết hợp với dữ liệu do các ứng viên cung cấp, mức lương trung bình của Lập trình Full Stack là 24 triệu đồng trên toàn quốc (trong khi Front-End là 16 triệu đồng và Back-End là 19 triệu đồng). Qua đó ta thấy được, vị trí Full Stack có mức lương không tồi và con số này sẽ ngày càng tăng lên trong tương lai.
Lập trình viên Full Stack hiểu biết rộng và có cái nhìn tổng quát. Vì vậy, họ có khả năng trở thành Team Leader, Product Manager nếu như họ muốn phát triển hơn nữa.
Hiểu về Front-end, Back-end, Design,…Full Stack dễ dàng trở thành cầu nối giữa các bộ phận với nhau, luồng giao tiếp trong dự án sẽ được trôi chảy hơn. Điều này giúp cho Full Stack trở thành một nhân vật cốt cán (key member) trong team.
Bài viết trên đây của Học viện Agile sẽ giúp bạn có thêm những bí quyết trở thành lập trình viên Full Stack đầy bản lĩnh. Hành trình nào trải qua chông gai đều sẽ hái được trái ngọt nếu bạn cố gắng phấn đấu đi tới đích cuối cùng. Chúc bạn thành công trên con đường sự nghiệp FullStack.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.