Trong lĩnh vực công nghệ phần mềm, các coder, lập trình viên, IT Business Analyst luôn là những vị trí được đánh giá cao bởi khả năng chuyên môn. Vậy để trở thành một IT Business Analyst hàng đầu với thu nhập hấp dẫn IT Business Analyst cần những kỹ năng gì? Đâu là cơ hội và thách thức đối với một IT Business Analyst? Tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Mục lục
ToggleTrước tiên bạn cần hiểu IT business analyst là gì? Business Analyst IT được hiểu là nhà phân tích kinh doanh. Công việc này dựa trên việc phân tích số liệu để đưa ra các tham vấn cho doanh nghiệp về hoạt động kinh doanh.
Đây là một ngành nghề rất hot và được khá nhiều doanh nghiệp săn đón. Thế nhưng để gặt hái được nhiều thành công, bạn cần sẵn sàng để đối mặt với những thách thức như sau:
Những nhân sự trong làm vị trí Business Analyst cần có tố chất quản trị, tư duy phân tích tốt và không ngừng học hỏi để bổ sung kiến thức chuyên môn, cập nhật những biến động của ngành hằng ngày.
Nếu bạn có trình độ chuyên môn về tài chính, quản trị hay ngoại ngữ tốt,… thì sẽ là lợi thế lớn. Ngược lại, nếu bạn chỉ có chuyên môn ngành công nghệ thông tin, bạn có thể sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn và phải nỗ lực học hỏi, trau dồi kiến thức gấp nhiều lần so với những người khác.
Nếu bạn hiểu sâu các kỹ năng lập trình, bạn có thể làm một lập trình viên; nhưng nếu bạn có thêm khả năng phân tích tài chính, xử lý vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm,… thì IT Business Analyst là công việc sinh ra dành cho bạn. Mặc dù ở mỗi doanh nghiệp, yêu cầu về khả năng thực hiện mỗi dự án là khác nhau nhưng một BA cần có đủ các kỹ năng để đáp ứng khối lượng công việc của doanh nghiệp.
Trong quá trình làm việc với khách hàng BA cần có kiến thức vững chắc về công nghệ thông tin đảm bảo đúng thuật ngữ chuyên môn. Điều này giúp BA tự tin hỗ trợ khách hàng, truyền đạt lại đúng, đủ thông tin khách hàng yêu cầu để đội nhóm triển khai.
=> Xem thêm: Lộ trình business analyst roadmap chuẩn để thành công
Để tạo ra một bảng khảo sát và thống kê số liệu chuẩn xác, BA cần nắm vững các kiến thức tài chính, kế toán đơn giản như Excel, Google Sheets,… Từ đó, dễ dàng phân tích số liệu, mang lại nhiều thông tin giá trị cho doanh nghiệp và khách hàng.
IT Business Analyst là công việc yêu cầu nhân sự có trình độ, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và khả năng quản trị. Nhưng trên thực tế rất ít người có đủ trình độ và sự linh hoạt để trở thành một BA thực thụ. Nhiều ứng viên mong muốn được làm việc như một BA sớm tuy nhiên việc ép bản thân “chín sớm” khiến doanh nghiệp gặp khó khăn và phải đào thải sau một thời gian do chưa đủ năng lực nền
Để đáp ứng được yêu cầu công việc của một BA, bạn cần nỗ lực trau dồi kiến thức mỗi ngày, làm việc tại nhiều môi trường khác nhau để có kinh nghiệm trong xử lý tình huống. Không những thế ngôn ngữ Tiếng Anh cũng sẽ là lợi thế khi bạn ứng tuyển tại vị trí này.
=> Xem thêm: 3 cấp độ Business analyst certification bạn cần hiểu rõ
Song song với những đãi ngộ cực tốt của vị trí IT Business Analyst, bạn cũng phải đối mặt với rất nhiều áp lực từ khách hàng, công việc. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những yêu cầu về khối lượng công việc khác nhau, nhưng về tổng quan một BA cần:
Theo các báo cáo về mức lương và chế độ đãi ngộ của vị trí BA, sự dao động được thể hiện khá rõ rệt theo thâm niên và trình độ. Càng có kinh nghiệm lâu năm, BA càng được đề xuất mức lương cao lên đến 50 triệu/tháng. Về trình độ, bạn càng đảm đương được nhiều công việc, xử lý nhanh gọn và hiệu quả thì mức lương bạn nhận được càng cao.
Bảng khảo sát trên mô tả toàn cảnh nơi làm việc, cơ hội việc làm, kỹ năng cần có và khu vực làm việc chính mà một BA có thể học hỏi và hoàn thiện chính mình. Có tới 30% các BA làm việc trong ngành công nghệ thông tin. Đây cũng là chuyên ngành có số lượng nhân sự BA học việc cao nhất, lên đến 64%, theo đó là ngành tài chính kế toán. Số lượng thấp nhất được thể hiện khi BA làm trong ngành sức khoẻ và xã hội cộng đồng thế nhưng họ là những người có mức thu nhập hấp dẫn cao hơn mức trung bình lên đến 15,2%.
Có thể nói nghề IT Business Analyst là công việc “làm dâu trăm họ” vừa phải đảm bảo dự án bên phía khách hàng, vừa đảm bảo tiến độ triển khai phía đội nhóm và doanh nghiệp. Mặc dù mức lương thưởng cao nhưng đổi lại là những áp lực mà chỉ những người trong ngành mới hiểu. Hy vọng bài viết của Học viện Agile sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngành nghề này và tìm kiếm được các cơ hội mới cho bản thân.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.