Lập trình mạng Java là một trong những công việc được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Bởi Java có nhiều ưu điểm như dễ học, viết một lần, chạy mọi nơi… Tuy nhiên để trở thành một chuyên gia về lập trình thì bạn cần trang bị cho mình kiến thức sâu về chuyên môn và cả những kỹ năng mềm khác.
Mục lục
ToggleLập trình mạng Java là việc sử dụng ngôn ngữ Java để viết các chương trình, ứng dụng thực hiện trên nhiều thiết bị (máy tính), trong đó các thiết bị được kết nối với nhau. Ví dụ như các chương trình phần mềm quản lý kế toán, nhân sự, các ứng dụng giải trí, trò chơi…
Để lập trình mạng với Java, thì ngoài việc hiểu biết về ngôn ngữ Java, người lập trình còn phải biết cách sử dụng và khai thác mạng truyền thông (mạng điện thoại di động, GPS, bluetooth…) và mô hình lập trình mạng (cách xây dựng hệ thống, cơ sở dữ liệu..). Đây là ba vấn đề cốt lõi mà bất cứ nhân viên lập trình mạng nào cũng cần nắm rõ.
Java được đánh giá là ngôn ngữ lập trình đơn giản, dễ học nhất. Tuy nhiên điều này không có nghĩa rằng lập trình mạng với Java là việc đơn giản. Để có thể trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực này, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Một số kinh nghiệm dưới đây hy vọng sẽ phần nào giúp các bạn trở nên dễ dàng hơn khi học lập trình mạng Java.
Không chỉ lập trình mà khi học bất cứ ngành nghề nào bạn cũng nên đi theo lộ trình từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp. Nghĩa là đầu tiên bạn cần nắm chắc các kiến thức và dữ liệu cơ bản của Java. Sau đó mới tiến hành nghiên cứu sâu hơn về những cái khó, cái phức tạp.
Đầu tiên, bạn cần hiểu thế nào là long integer/short integer? Thế nào là kiểu kí tự (Character)? Thế nào là kiểu liệt kê (Enumerated)?… Khi đã nắm được những kiến thức này thì việc nghiên cứu chuyên sâu sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Có rất nhiều những diễn đàn, hội nhóm của cộng đồng Java developer được lập ra nhằm mục đích giao lưu, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau. Trong nhóm, mọi người cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau thảo luận để tìm cách giải quyết vấn đề, hay đưa ra những lời khuyên bổ ích cho những newbie. Có những vấn đề hóc búa mà bạn không thể giải quyết được, chỉ cần đặt câu hỏi thì ngay lập tức sẽ nhận được câu trả lời. Vì vậy, đừng quên tham gia cộng đồng lập trình viên Java, bởi có rất nhiều điều bổ ích đang chờ đón bạn.
Lý thuyết là quan trọng, nhưng nó chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi được đi đôi với thực hành. Thực hành ngay sau khi học lý thuyết sẽ giúp bạn ghi nhớ sâu và hiểu rõ vấn đề hơn, đồng thời hình thành phản xạ tốt trước những bài toán lập trình. Bạn nên làm các bài tập thực hành về lập trình mạng Java từ dễ đến khó, từ nhỏ đến lớn. Lâu dần sẽ tích lũy được kinh nghiệm để có thể giải quyết vấn đề một cách nhanh nhất.
Có những bài toán đơn giản, có thể đọc và gõ code được ngay. Nhưng gặp những bài phức tạp, bạn sẽ bị vướng nếu không vẽ sơ đồ thuật toán trước. Vì vậy, bạn cần học thuật toán một cách cẩn thận theo 3 bước: đọc bài toán; vẽ sơ đồ thuật toán; code theo sơ đồ thuật toán. Làm đủ các bước trên, đảm bảo bạn sẽ lập trình một cách suôn sẻ, đồng thời huấn luyện não quen dần với việc giải quyết bài toán từ đơn giản đến phức tạp.
Java có những thư viện cung cấp các tác vụ về mạng. Nếu bạn chịu khó tìm kiếm thì có thể tìm được nhiều thứ cần thiết đã có sẵn trong đó. Bạn chỉ việc tận dụng những tài nguyên có sẵn này để giải quyết vấn đề một cách đơn giản, nhanh gọn mà hiệu quả.
Kiến thức không bao giờ là đủ. Học lập trình Java cũng không ngoại lệ. Để trở thành một lập trình giỏi hay một chuyên gia, thì bạn cần có tinh thần học tập mọi lúc mọi nơi. Nếu không sẽ bị tụt hậu lại phía sau.
Có rất nhiều tài liệu, cuốn sách hay về lập trình mạng Java mà bạn có thể tìm đọc để nghiên cứu chuyên sâu. Có thể kể tên một số sách điển hình, như Head First Java, Java by Comparison, Effective Java hay Head First Design Patterns…
Một vấn đề đều sẽ có nhiều cách giải quyết khác nhau. Những phương pháp cũ có thể đơn giản hơn nhưng không mang lại hiệu quả tối ưu. Vậy thì bạn phải tìm ra phương pháp tốt nhất để đoạn code của mình được bảo mật tốt hơn, dễ quản lý hơn, chạy nhanh hơn.
Ngoài những kiến thức chuyên môn, những tài liệu trong sách vở thì việc tìm hiểu mô hình phát triển dự án là điều cần thiết. Agile là phương thức phát triển phần mềm linh hoạt, được ứng dụng trong việc phát triển phần mềm nhằm mục đích đưa sản phẩm đến tay người dùng cách nhanh càng tốt. Phương thức này thay thế cho cách tiếp cận Waterfall truyền thống với nhiều ưu điểm, như thay đổi dễ dàng, bàn giao nhanh hơn, cải tiến liên tục, sáng tạo hơn…
Nếu bạn quan tâm đến khóa học này, bạn có thể đăng ký tại Học viện Agile. Tại đây bạn sẽ được các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm đào tạo, tư vấn, hỗ trợ để có thể lĩnh hội được những kiến thức về agile một cách hoàn chỉnh. Sau khóa học, bạn có thể áp dụng chúng vào công việc nhằm mang lại năng suất cao hơn, và việc trở thành một chuyên gia về lập trình mạng Java trong tương lai sẽ không còn xa nữa.
Lập trình mạng Java không dễ nhưng cũng không khó nếu bạn biết cách trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết. Chỉ cần bạn kiên trì, chịu khó học hỏi và có lòng đam mê thì chắc chắn sẽ thành công trong công việc. Chúc các bạn thành công.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.