Mục lục
ToggleChuyển đổi số đã và đang tạo ra một diện mạo mới cho nền kinh tế thế giới. Trong xu hướng đó, công ty dù bất cứ đang ở mô hình doanh nghiệp cũng đòi hỏi phải chuyển đổi số. Vẫn nhiều doanh nghiệp thắc mắc về mô hình doanh nghiệp nào có thể chuyển đổi số được dễ dàng, mô hình nào không?
Tất cả những thắc mắc đó sẽ được chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây.
Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các mô hình doanh nghiệp trên thị trường. Hiện nay trên Việt Nam tồn tại các mô hình doanh nghiệp sau:
Các doanh nghiệp nhà nước có đặc điểm là sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc sở hữu phần vốn góp chi phối trên 50% và dưới 100%.
Doanh nghiệp Nhà nước tổ chức bộ máy quản lý, bổ nhiệm các cán bộ chủ chốt doanh nghiệp, phê duyệt chiến lược, quy hoạch và kế hoạch.
=> Xem thêm: Xây dựng mô hình mạng doanh nghiệp lớn
Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản về các hoạt động của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp của mô hình này có quyền quyết định đến các hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp.
– Công ty hợp danh
Là một mô hình doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên và còn có các thành viên hợp danh khác có thế góp vốn. Các thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty, tiến hành hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty.
– Công ty TNHH
Là công ty bao gồm các thành viên cùng góp vốn và chia nhau lợi nhuận, chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu các khoản nợ trong phạm vi phần vốn góp vào.
Nhờ có nhiều chủ sở hữu nên doanh nghiệp có nhiều vốn hơn, tạo nên đà tăng trưởng cho doanh nghiệp. Hơn nữa việc tham gia điều hành công việc kinh doanh, các thành viên có trình độ bổ sung cho nhau về kỹ năng quản lý doanh nghiệp.
– Công ty Cổ phần
Loại hình này có số thành viên là cổ đông ít nhất là ba. Vốn được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần và thể hiện dưới hình thức chứng khoán là cổ phiếu.
Việc tổ chức quản lý khá phức tạp nền cần có cơ chế quản lý chặt chẽ. Việc quản lý điều hành được đặt dưới quyền của 3 cơ quan gồm: Đại hội cổ đông, hội đồng quản trị và ban kiểm soát.
=> Xem thêm: 5 bước chuyển đổi số mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đây là loại hình kinh tế tập thể, gồm những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện góp vốn để phát huy sức mạnh tập thể, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế.
Dựa vào các mô hình doanh nghiệp trên, chúng ta đều thấy rằng các mô hình doanh nghiệp đều có thể tiến hành chuyển đổi số. Bởi mong muốn cuối cùng của doanh nghiệp chính là tăng doanh thu, giảm chi phí, xây dựng văn hóa làm việc chuyên nghiệp. Ngoài ra chuyển đổi số sẽ giúp các mô hình doanh nghiệp:
– Đảm bảo sự vận hành.
Trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát hiện nay, các doanh nghiệp đòi hỏi phải thay đổi sự vận hành để đảm bảo phù hợp với quy định của Nhà nước. Và lúc này sự vận hành cần có yếu tố công nghệ số giúp không ngắt mạch làm việc của nhân viên và quản lý.
Việc các doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số vào vận hành sẽ giảm tải quy trình cồng kềnh, lãng phí giấy tờ, mang đến sự nhanh chóng việc hoàn thành của sản phẩm, dịch vụ.
– Đảm bảo hiệu quả hoạt động.
Chuyển đổi số khi được ứng dụng trong toàn bộ hệ thống công ty sẽ đảm bảo hiệu quả hoạt động của các bộ phận, các cá nhân trong doanh nghiệp. Sự vận hành nhanh chóng sẽ thúc đẩy công việc hiệu quả.
– Quản lý dễ dàng:
Nhờ vào chuyển đổi số, doanh nghiệp sẽ nhìn thấy bức tranh tổng thể. Qua bức tranh đó sẽ dễ dàng nhận thấy hiệu quả hoạt động của từng cá nhân, bộ phận cũng như tiến độ công việc , phân khúc khách hàng,… Từ đó sẽ có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế với doanh nghiệp.
Agile được đánh giá là giải pháp hữu hiệu để giúp các doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh chóng. Theo báo cáo CHAOS của Standish Group năm 2015 khẳng định Agile sẽ giúp tỉ lệ thành công của các dự án tăng gấp 3 lần so với phương pháp cũ. Nếu nhìn tổng thể trên thế giới, các tập đoàn công nghệ lớn Amazon, Apple, Facebook, Google, Samsung,… đã thành công vượt trội với Agile.
Và mặc dù vào thị trường Việt Nam khá muộn nhưng những doanh nghiệp lớn đã bắt nhịp với xu hướng của thế giới để thành công, có thể kể đến những thương hiệu như FPT, Viettel, VNG,.. hay những công ty khởi nghiệp như NAL Việt Nam, DEHA Softwave, Magestore,.. Chúng ta đều nhận thấy Agile đã và đang trở thành giải pháp thông minh giúp doanh nghiệp dễ dàng thành công hơn trong chuyển đổi số. Những lợi ích Agile mang lại cho doanh nghiệp như sau:
– Cải tiến liên tục
Tính chất của Agile là cải tiến liên tục với các hoạt động lặp lại thường xuyên. Nhờ tính chất này mà các dự án đảm bảo không có những sai sót, rút ngắn thời gian thích nghi với thị trường của sản phẩm, dịch vụ.
– Tính minh bạch
Theo phương pháp Agile, các thông tin được cập nhật liên tục giữa các thành viên và các bên liên quan. Nhờ vậy mọi người được hiểu rõ về tiến độ, các vấn đề gặp phải và những cải thiện liên tục và hợp lý. Hơn nữa người lãnh đạo qua đó sẽ có những dự định thời gian cho sản phẩm, dịch vụ chính xác hơn.
– Tính gắn kết
Văn hóa Agile sẽ khuyến khích các nhân viên giao tiếp thường xuyên trong công việc. Điều này sẽ tăng sợi dây kết nối giữa các nhân viên với nhau, nhân viên với cấp lãnh đạo. Và do vậy khi muốn truyền đạt bất cứ thông tin nào sẽ trở nên thống nhất và nhanh chóng.
– Giảm rủi ro
Bất cứ một sản phẩm, dịch vụ nào trước khi ra mắt trên thị trường thì đều có những nguy cơ, rủi ro nhất định. Những rủi ro này có thể đến từ chính sản phẩm hay thị trường, …Nếu không lường trước thì sự tốn kém mà doanh nghiệp phải chịu khá nặng nề.
Với Agile do tính chất linh hoạt, cải tiến liên tục nghĩa là sản phẩm, dịch vụ được phát triển theo vòng lặp để thích ứng với thị trường cũng như cải thiện những điều không phù hợp. Do đó khi ra thị trường, sản phẩm dịch vụ đều hoàn thiện và bắt nhịp ngay vào thị trường.
– Tiết kiệm chi phí:
Từ việc giảm rủi ro không đáng có trong việc phát triển dự án, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí phát sinh. Hơn nữa, khi chuyển đổi số cùng phương pháp Agile, những chi phí “khổng lồ” về công nghệ được cắt giảm, thay vào đó là sự tối ưu đáng kể cho bộ máy vận hành.
Chương trình tư vấn huấn luyện Agile của Học viện Agile bao gồm đào tạo, tư vấn và huấn luyện theo kiểu kèm cặp để tối ưu hóa việc áp dụng Agile vào doanh nghiệp.
Chương trình nhằm trang bị phương pháp luận đổi mới sáng tạo, thay đổi về tư duy, đổi mới cách thức quản lý, phương pháp làm việc, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng linh hoạt cho doanh nghiệp.
Chương trình giúp đội nhóm trong doanh nghiệp có thể:
Một số đơn vị tiêu biểu đã được Học viện Agile tư vấn chuyển đổi thành công: Viettel, MSB, Techcombank, VNDIRECT, F88, VPBank, 30Shine, LOGIVAN, NTQ Solution, Bravestars…
Có thể nói quá trình chuyển đổi số không thể thay thế được trong thời đại hiện nay. Đó là tất yếu của quy luật vận hành trong xã hội. Và dù mô hình doanh nghiệp nào thì công ty cần tìm cho mình những giải pháp phù hợp và tối ưu nhất.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.