Đứng trước môi trường kinh doanh đầy biến động hiện nay, hầu hết các lãnh đạo doanh nghiệp đều ưu tiên gia tăng tính linh hoạt cho tổ chức [1]. Tuy nhiên, để đạt được sự linh hoạt này, không chỉ dừng ở nỗ lực của khối chiến lược hay nghiên cứu phát triển mà cần sự góp sức của từng bộ phận và nhóm để đổi mới sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Phần lớn ngân hàng lớn trên thế giới đã lựa chọn tư duy và các phương pháp làm việc Agile để duy trì tính hiệu quả, an toàn và sự nhanh nhạy cho khối công nghệ thông tin, kinh doanh và vận hành [2].
Mục lục
ToggleĐể chuyển đổi số thành công hay các mô hình kinh doanh số mới, doanh nghiệp cần áp dụng tư duy Agile ở mức độ tổ chức [3]. Trong đó, người lãnh đạo cần trang bị Tư duy Agile để dẫn dắt doanh nghiệp trở thành một tổ chức số.
Môi trường kinh doanh ngày càng khắc nghiệt, thời gian trung bình một doanh nghiệp ở trong S&P 500 hiện nay giảm từ 30-35 năm trong thập niên 70 xuống còn 15-20 năm (Chart 1).
Sự biến động của một doanh nghiệp nằm trong S&P 500
Sự khắc nghiệt của môi trường kinh doanh được mô tả bằng cụm từ VUCA, cụ thể:
Như chúng ta đã biết, các ứng dụng, dịch vụ trên điện thoại di động hay trên web được cập nhật hằng tuần, thậm chí hằng ngày.
Để thích ứng với môi trường kinh doanh VUCA hiện nay, doanh nghiệp ta cần sở hữu năng lực linh hoạt. Tổ chức Agile Business Consortium đã định nghĩa năng lực linh hoạt như sau:
Khi xét năng lực ở các cấp độ quy mô khác nhau sẽ nhìn thấy hiệu quả khác nhau. Steve Denning trong cuốn sách “The Age of Agile” đã chia năng lực thành các cấp độ sau đây:
Đặc biệt, để chuyển đổi số thành công ở cấp độ vận hành hay các mô hình kinh doanh số mới, doanh nghiệp cần áp dụng tư duy Agile ở mức độ tổ chức [3].
Phần lớn tổ chức, đặc biệt là các ngân hàng, đã lựa chọn Agile như cách thức để đạt được khả năng linh hoạt. Ahmed Sidky – Chủ tịch của ICAgile, có một cách định nghĩa Agile như ở hình dưới.
Định nghĩa về Agile theo Chủ tịch của ICAgile – Ahmed Sidky
Theo đó, tư duy Agile tập trung vào bốn điểm chính sau đây:
1) Trách nhiệm và tự chủ của mỗi cá nhân và đội nhóm hơn là kiểm soát, tuân thủ quy trình, công cụ.
2) Sản phẩm dịch vụ tới khách hàng hơn là những bộ tài liệu dễ hiểu.
3) Cộng tác với khách hàng để cùng kiến tạo giá trị.
4) Phản hồi với thay đổi để tạo kết quả hơn là chỉ tuân theo kế hoạch.
Có rất nhiều kỹ thuật khác nhau đã được tạo ra thể hiện tinh thần đó như:
Một trong những cách thức tổ chức được áp dụng phổ biến nhất là Scrum. Scrum đã tổ chức lại khá nhiều kỹ thuật nhỏ đó để đưa ra một cách thức làm việc hiệu quả cho phần lớn các nhóm Agile.
Tóm tắt phương pháp Scrum (trích từ “Cẩm nang Scrum”)
Một câu hỏi mà rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp trăn trở là: liệu Agile có phù hợp với đặc thù công việc của đơn vị mình không? Đây là một câu hỏi không dễ trả lời. Tuy nhiên, chúng ta có thể bắt đầu bằng các phân tích sau:
Trong quản trị doanh nghiệp hay hẹp hơn là quản trị dự án, có hai loại dự án có cách tiếp cận khác nhau là dự án thuộc loại Thực thi (Execution) và dự án thuộc loại Mới tinh (Novel). Trong đó:
Nói tóm lại, với các dự án loại Thực thi, chúng ta có thể triển khai theo dạng truyền thống; còn với các dự án loại Mới tinh thì nên sử dụng Agile mới ổn.
Tuy nhiên, để phân định rạch ròi dự án thuộc loại Thực thi hay Mới tinh không phải là điều dễ dàng.
Một dự án do con người vận hành, luôn tiềm ẩn những yếu tố khó đoán định trong quá trình tương tác nội bộ, tương tác trong-ngoài, tương tác với môi trường. Trong khi, kết quả thì không phải lúc nào cũng dễ dàng hình dung rõ ràng ngay từ lúc lập kế hoạch ban đầu. Chưa kể trong quá trình thực thi cũng tồn tại những yếu tố biến động của môi trường xung quanh.
Trong bài báo “Embrace Agile” đăng trên HBR gần đây, đồng tác giả Scrum, ông Jeff Sutherland cùng với giáo sư Takeuchi ở Đại học Harvard và Darrell K. Rigby, đã cung cấp một số lời khuyên hữu ích, chỉ ra rằng Agile phù hợp khi:
Ngược lại, Agile có thể không phù hợp khi:
Trong bài báo “A Leader’s Framework for Decision Making” đăng trên HBR số Tháng 11 năm 2007, hai tác giả Snowden và Boone đã trình bày một mô hình phân loại thế giới thành các vùng, với các đặc điểm tương đối khác nhau và độ phức tạp tăng dần, như sau: Hiển nhiên (Obvious), Rối rắm (Complicated), Phức hợp (Complex) và Hỗn độn (Chaotic).
Trong đó, các dự án có độ phức tạp là Hiển nhiên hoặc Rối rắm thuộc loại Thực thi. Còn các dự án có độ phức tạp từ Phức hợp đến Hỗn độn thuộc loại Mới tinh.
Mô hình nghiên cứu về phức hợp Cynefin
Bảng dưới đây tóm tắt các dấu hiệu nhận dạng độ phức tạp cho các bối cảnh khác nhau. Dưới góc nhìn của Cynefin, không có một chiến lược ra quyết định “vạn năng” cho mọi tình huống, mà cần có tư duy khác nhau trong các tình huống khác nhau.
Tình huống | Đặc điểm nhận dạng | Vai trò người ra quyết định |
Hiển nhiên |
|
|
Rối rắm |
|
|
Phức hợp |
|
|
Hỗn độn |
|
|
Nhận biết và ra quyết định phù hợp với độ phức tạp, theo Snowden và Boone
Như chúng ta thấy, Agile phù hợp nhất ở vùng Phức hợp, nơi có thể vận dụng cách thức thí nghiệm-phán đoán-phản hồi để ra quyết định, trao quyền tự quản cho nhóm, thiết lập các điều kiện ban đầu và luôn tìm kiếm các khuôn mẫu thích ứng tối ưu nhất trong quá trình nhóm làm việc tự-tổ-chức.
Ở một mức độ nhất định, Agile có thể phù hợp ở vùng Rối rắm, nhưng vùng Phức hợp là vùng dễ thấy tính tương thích nhiều nhất.
Hãy cùng tìm hiểu về cấu trúc của một tổ chức Agile thông qua ví dụ về Spotify.
Tại Spotify, Squad giống như một Nhóm Scrum và được thiết kế như một startup-nhỏ. Những người có đủ các kỹ năng và công cụ cần thiết để thiết kế, phát triển, kiểm thử và phát hành sản phẩm, sẽ ngồi lại với nhau. Họ là nhóm tự tổ chức và quyết định cách làm việc riêng – có thể dùng các Sprint trong Scrum, Kanban hoặc kết hợp cả hai phương pháp.
Mỗi Squad có một nhiệm vụ dài hạn kiểu như xây dựng và cải tiến ứng dụng trên Android, tạo ra trải nghiệm radio trên Spotify, mở rộng hệ thống backend, hoặc cung cấp các giải pháp thanh toán. Hình ảnh dưới đây minh họa những trách nhiệm của Squad trong các phân đoạn khác nhau của quá trình trải nghiệm người dùng.
Cấu trúc sử dụng ma trận khi áp dụng mô hình Spotify
Tribe là tập hợp các Squad làm việc trong những lĩnh vực có liên quan – như là Khách hàng cá nhân hay Trái phiếu hoặc Vận hành.
Trên thực tế, không ít lần xảy ra tình trạng: Kiểm thử ở Squad A đang phải vật lộn với vấn đề mà kiểm thử ở Squad B đã giải quyết tuần trước. Nếu tất cả kiểm thử viên của các Squad và Tribe có thể tập hợp lại thì họ có thể chia sẻ kiến thức và tạo ra các công cụ giúp ích cho tất cả Squad.
Nếu mỗi Squad hoàn toàn tự chủ và thiếu đi sự giao tiếp giữa các Squad, thì ý nghĩa của công ty là gì? Spotify có thể được phân chia thành 30 công ty khác nhau.
Vì vậy, Spotify có các Chapter và Guild để gắn kết toàn công ty, vừa duy trì sự tự chủ vừa đảm bảo tính gắn kết của tổ chức.
Chapter nằm trong một Tribe, trong khi Guild thường trải rộng ra toàn tổ chức.
Bên cạnh mô hình Spotify, cấu trúc lưỡng hợp của Kotter thường được áp dụng phổ biến hơn khi triển khai Agile trong các tổ chức truyền thống như ngân hàng.
Trong mô hình này, cấu trúc truyền thống được duy trì và hình thành mạng lưới cấu trúc các nhóm sáng tạo ít “chính thức” hơn để triển khai các sáng kiến đổi mới.
Để hiểu rõ vai trò của lãnh đạo trong tổ chức Agile, chúng ta xem xét cấu trúc của một nhóm Agile phổ biến nhất – Nhóm Scrum (Trích Cẩm nang Scrum – thuộc tủ sách của Học viện Agile).
Nhóm Scrum bao gồm các vai trò: Product Owner, Nhà Phát triển và Scrum Master. Mô hình nhóm Scrum được thiết kế để tối ưu hóa sự linh hoạt, sáng tạo và năng suất. Nhóm Scrum chuyển giao các gói sản phẩm đạt tiêu chuẩn “Hoàn thành” và có thể sử dụng được, theo phân đoạn lặp đi lặp lại và tăng trưởng dần (incremental).
Để dễ hình dung hơn, chúng ta có thể so sánh cấu trúc của nhóm Scrum với nhóm đua thuyền rồng. Product Owner là người lái, định hướng con thuyền. Các tay chèo là các nhà Phát triển. Scrum Master là người giúp giữ nhịp để nhóm đạt hiệu năng tốt nhất trong cả cuộc đua.
Nhóm tự quản liên chức năng
Nhóm tự quản liên chức năng
Nhóm Scrum là nhóm tự quản (self-managed) và liên chức năng (cross-functional). Trong đó:
Scrum Master là một lãnh đạo đích thực, người phục vụ Nhóm Scrum và tổ chức
Scrum Master là một vai trò then chốt giúp Nhóm Scrum làm việc hiệu quả thông qua cải thiện các kĩ thuật trong khung Scrum. Scrum Master có trách nhiệm đảm bảo nhóm hiểu lý thuyết và thực hành Scrum đúng kỹ thuật, tuân thủ nguyên lý Agile như trong “Hướng dẫn Scrum”.
Scrum Master không trực tiếp tham gia vào công việc làm ra sản phẩm, nhưng là chất kết dính để các bên phối hợp với nhau tạo ra sản phẩm tốt. Scrum Master không phải là quản lí của Nhóm mà là một lãnh đạo theo phong cách phục vụ (Servant Leader).
Với Nhóm Scrum, Scrum Master phục vụ theo nhiều cách, cụ thể:
Với Product Owner, Scrum Master phục vụ theo nhiều cách, cụ thể:
Với tổ chức, Scrum Master phục vụ theo nhiều cách, cụ thể:
Tác giả: Phạm Anh Đới
Tham khảo
Bài viết liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.