Không có công thức rõ ràng để giải quyết các thử thách mà đột nhiên quản lý phải đối mặt và mỗi người sẽ có cách giải quyết khác nhau. Vậy làm thế nào để có thể tự tin đương đầu với những thách thức ấy? Chúng ta hãy cùng theo chân chị Trần Linh Chi đi tìm lời giải cho câu hỏi này nhé!
Chị Linh Chi hiện đang là 2D Artist Manager tại IMBA Studio, một trong những công ty sản xuất và phát hành trò chơi điện tử hàng đầu Việt Nam với nhiều tựa game ra mắt thành công. Công việc chính của chị bao gồm: Phân công & giám sát tiến độ nhiệm vụ cho thành viên team, đánh giá chất lượng & phê duyệt thành phẩm sản phẩm team thực hiện, tổng hợp và quản lý nguồn tài nguyên hình ảnh cho các dự án, đánh giá hiệu suất thành viên team,…
Chị Trần Linh Chi chia sẻ câu chuyện của một quản lý tay ngang
Là một người trẻ tuổi nhiệt huyết, chị Chi kỳ vọng bản thân sẽ trở thành một người quản lý có thể tạo ra môi trường làm việc lý tưởng nơi những artist có thể làm những điều họ muốn, thỏa sức với đam mê và sự sáng tạo của mình. Tuy nhiên, xuất phát điểm của chị lại không hề liên quan đến hội họa. Thời gian đầu, chị Chi đảm nhiệm công việc Game Designer, sau một thời gian làm việc, nhận được sự tín nhiệm của sếp, chị được đề bạt tiếp nhận vị trí quản lý nhóm 2D Artist.
Chị Linh Chi luôn tự nhận mình là một “quản lý bất đắc dĩ”, bởi chị không có chuyên môn về hội họa và chỉ là tay ngang trong lĩnh vực này. Chị tâm sự: “Mình luôn có suy nghĩ là một người quản lý thì cần phải đi lên từ chuyên môn và có tay nghề vững chắc rồi mới tiếp tục leo lên. Việc mình lên làm quản lý cơ bản xuất phát từ việc cần có một người điều phối công việc cho cả team”. Bởi là tay ngang nên chị không có nhiều kinh nghiệm quản lý team mà phải tự mày mò, tìm hiểu và học hỏi từ rất nhiều người, từ rất nhiều nguồn khác nhau. Chính vì vậy, đến tận bây giờ chị vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn quy trình mình tự đặt ra đã chuẩn hay chưa. Việc ra quyết định về nhân sự cho team có thể nói là “nỗi ám ảnh” của chị.
Đó cũng là lý do ban lãnh đạo IMBA đã quyết định cử chị tham gia chương trình đào tạo quản lý NeoManager. Đến với NeoManager, chị Chi mong muốn đánh giá chính xác năng lực quản lý của bản thân và trang bị thêm các phương pháp, tư duy hệ thống bài bản hơn là tư duy theo bản năng, cảm tính hoặc “common sense”.
Chị chia sẻ rằng bản thân mình rất may mắn khi trùng hợp là cứ tuần nào học đến module nào thì trong công việc của chị lại gặp đúng những vấn đề trực tiếp liên quan đến nội dung đó. Bởi vậy, chị đã ứng dụng được rất nhiều vào công việc, cứ học được gì hay là chị áp dụng ngay vào giải quyết vấn đề trong thực tế.
Ví dụ liên quan đến phần đánh giá hiệu suất nhân viên, chị Chi đã áp dụng mô hình Dreyfus để xác định chính xác mức kỹ năng của các thành viên trong nhóm, làm cơ sở để phân loại thành viên, từ đó có hướng training phù hợp. Sau khi đối chiếu với mô hình Dreyfus kết hợp với đánh giá về kỹ năng mềm và hiệu suất công việc, chị đã phân loại các thành viên trong nhóm theo các cấp độ về mặt chuyên môn, cụ thể như: Novice (Chưa kinh nghiệm), Advanced Beginner (Nhập môn), Competent (Có năng lực), Proficient (Thành thạo), Expert (Tinh thông). Sau đó, chị sắp xếp thời gian trao đổi kỹ với từng thành viên để tìm hiểu mục tiêu của họ, cũng như xác định mỗi người cần training về kỹ năng, về tư duy hay cả 2, từ đó có kế hoạch training riêng.
Chị Trần Linh Chi luôn chú trọng việc đào tạo, huấn luyện đội ngũ
Bước ra từ khóa học, chị đã hiểu đúng về vai trò quản lý và tự tin hơn về năng lực quản lý của mình, biết rằng mình vẫn đang làm tốt công việc chứ không phải là “bất đắc dĩ” hay “không phù hợp” nữa. Kể cả khi không có chuyên môn thì chị vẫn có thể chuyển công việc sang cho những bạn có kỹ năng tốt và tập trung vào những khía cạnh quan trọng không kém như đặt mục tiêu nhóm & theo dõi chỉ số, nâng cao hiệu suất của nhân viên, xây dựng khung năng lực, đánh giá hiệu suất, kết nối thành viên & tạo môi trường làm việc thoải mái, an toàn cho nhóm, lắng nghe, đặt câu hỏi & phản hồi phù hợp để thành viên phát triển đúng hướng.
Chị Chi chia sẻ: “Những rào cản tâm lý ban đầu của mình cũng đã được giải tỏa phần nào. Sau khóa học, mình đã có thêm nhiều phương pháp để đánh giá, hỗ trợ cho việc ra quyết định, ra quyết định dứt khoát & hiệu quả hơn, không hẳn là vấn đề đúng sai, quan trọng là mình đã dám quyết định, đỡ sợ sai hơn và nếu sai thì coi đó là case study để rút kinh nghiệm lần sau”.
Chị Chi tin rằng ba tố chất quan trọng nhất một quản lý tay ngang cần có là tinh thần ham học hỏi (curiousity), lắng nghe & đồng cảm với thành viên nhóm (compassion) và sự can đảm (courage). Từ đó, nhà quản lý sẽ có được sự tự tin (Confidence) và sáng tạo trong cách thức làm việc & giao tiếp.
“Can đảm không có nghĩa là không sợ hãi. Can đảm là vẫn làm đến cùng mặc cho nỗi sợ bủa vây”. Có thể nói, những kiến thức đã thu lượm được cùng kinh nghiệm quản lý thực tế chính là những nền tảng để chị Linh Chi tự tin vững bước trên hành trình trở thành một nhà quản lý thành công và hạnh phúc.
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.