Bạn là một chuyên gia đã có kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác và đang có mong muốn gia nhập vào business analyst roadmap? Tuy nhiên bạn đang băn khoăn liệu những kinh nghiệm bạn đã tích lũy có phù hợp không? Vị trí nào trong roadmap phù hợp với kỹ năng của bạn? Bài viết dưới đây hứa hẹn sẽ làm sáng tỏ những thắc mắc trên của bạn!
Mục lục
ToggleBusiness Systems Analyst (Chuyên gia phân tích Hệ thống Kinh doanh) có vai trò kết hợp kiến thức công nghệ thông tin (CNTT) chuyên sâu cùng với các kiến thức kinh doanh. Từ đó, triển khai các giải pháp CNTT nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
Với những kỹ năng kể trên, trong Business analyst roadmap, những chuyên gia này sẽ phù hợp với vị trí xác định, phát triển và triển khai các giải pháp công nghệ hiệu quả theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Khác với vai trò của Chuyên gia phân tích Hệ thống Kinh doanh – kết hợp giữa kiến thức CNTT và kiến thức kinh doanh, System Analyst (Chuyên gia phân tích hệ thống) tiến hành phân tích kinh doanh thông qua ứng dụng CNTT cho doanh nghiệp. Mặt khác, họ sẽ giúp công nghệ gia tăng giá trị cho doanh nghiệp.
Với sự am hiểu cấu trúc và nền tảng kỹ thuật kết hợp với khả năng ứng dụng công nghệ, họ sẽ quyết định công nghệ nào ứng dụng cho phòng ban nào trong hệ thống doanh nghiệp. Đây cũng là một ngành rất “hot” trong Business Analyst Roadmap.
=> Xem thêm: Lộ trình business analyst roadmap chuẩn để thành công
Functional Analyst (Chuyên gia phân tích Chức năng) có vai trò phân tích hoạt động kinh doanh thông qua việc chuyên môn hóa tính năng và chức năng của sản phẩm công nghệ. Những chuyên gia này có kiến thức sâu sắc về sản phẩm công nghệ (ví dụ: SAP, PeopleSoft, v.v.) và có kinh nghiệm trong nhiều bối cảnh triển khai sản phẩm trong các công ty, ngành nghề khác nhau. Vị trí này đươc đánh giá nằm trong top business analyst roadmap được nhân lực CNTT mong ước hương tới.
Họ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp và các bên liên quan xác định cách sử dụng và tích hợp các hệ thống khác. Đồng thời, triển khai tính năng và chức năng của sản phẩm công nghệ để đáp ứng các yêu cầu từ doanh nghiệp.
Service Request Analyst (Chuyên gia phân tích Yêu cầu Dịch vụ) có vai trò tiến hành phân tích nghiệp vụ bằng cách hỗ trợ các bên liên quan duy trì hệ thống và xử lý các vấn đề của người dùng và thực hiện cải tiến đối với hệ thống. Họ hiểu biết rất sâu sắc về ứng dụng hoặc tập hợp các ứng dụng mà họ hỗ trợ, kể cả cách người dùng sử dụng ứng dụng và những gì hệ thống khác tích hợp với ứng dụng.
Vì vậy, trong business analyst roadmap, những chuyên gia này phù hợp với vị trí triển khai các giải pháp tối ưu cho khách hàng.
Trong xu hướng công nghệ liên tục thay đổi, các yêu cầu về phần mềm được phát triển thông qua việc khám phá nhu cầu kinh doanh. Việc phân tích các yêu cầu này được điều chỉnh thông qua một quá trình lập kế hoạch lặp đi lặp lại, xác định các tiêu chí được lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và đánh giá kết quả.
Trong suốt quá trình này, Business Analyst phải liên tục đảm bảo rằng các tính năng mà người dùng yêu cầu phù hợp với mục tiêu kinh doanh của sản phẩm, đặc biệt là khi mục tiêu kinh doanh phát triển và thay đổi theo thời gian. Vì vậy, chuyên môn của một Agile Analyst (Chuyên gia Phân tích Agile) có thể đáp ứng tốt vai trò này trong hoạt động kinh doanh. Vị trí này đứng thứ 5 trong top business analyst roadmap được tìm kiếm nhiều nhất.
Business Requirements Analyst (Chuyên gia phân tích Yêu cầu Kinh doanh) hiểu rõ cách công việc được tiến hành thông qua việc phân tích và đề xuất giải pháp cho các vấn đề phát sinh. Họ có kiến thức kinh doanh chuyên sâu liên quan đến một bộ phận (ví dụ: dịch vụ khách hàng, sản xuất).
Những chuyên gia trong lĩnh vực này sẽ phù hợp với việc đưa ra các giải pháp ban đầu khi làm việc với khách hàng. Các giải pháp như thay đổi chính sách công ty, điều chỉnh quy trình nghiệp vụ hoặc đào tạo cho nhân viên sẽ được họ đề xuất trước khi tiến hành việc ứng dụng phần mềm hoặc giải pháp công nghệ. Trong business analyst roadmap, vị trí này được xếp thứ 3 trong danh sách tìm kiếm.
Business Process Analyst (Chuyên gia phân tích Quy trình Kinh doanh) có vai trò phân tích, thiết kế và thực hiện các quy trình kinh doanh giúp tổ chức hoạt động và quản lý các thay đổi trong những quy trình này. Họ có năng lực chuyên sâu trong việc xác định tình trạng hoặc vấn đề hiện tại của các quy trình. Từ đó, phân tích những ưu, nhược điểm và là cầu nối giữa các bên liên quan để đạt được sự đồng thuận về thiết kế quy trình kinh doanh mới. Business Process Analyst nằm vị trí thứ 4 trong business analyst roadmap.
Decision Analyst (Chuyên gia phân tích Tình báo Kinh doanh) ứng dụng các công nghệ, phương pháp để điều tra lặp đi lặp lại về hiệu suất kinh doanh trước đó, từ đó có được cái nhìn sâu sắc và định hướng lập kế hoạch kinh doanh. Chuyên gia phân tích Tình báo Kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp phát triển những ý tưởng mới và nắm được hiệu quả hoạt động kinh doanh dựa trên dữ liệu và phương pháp thống kê.
Bài viết trên đây đã điểm tên 2 nhóm ngành có thể gia nhập vào Business Analyst roadmap. Hy vọng Học viện Agile sẽ giúp bạn đọc có thể sớm tìm được một vị trí thích hợp nhất để gia nhập và ứng dụng chuyên môn sẵn có vào ngành nghề mới!
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.