Với vai trò là một nhà lãnh đạo, chắc chắn bạn sẽ luôn đương đầu với rất nhiều tính thế khác nhau. Kể cả những lúc áp lực cao, thời gian có ít hay luồng thông tin quá nhiều, mâu thuẫn thì một người lãnh đạo vẫn cần giữ cho mình một cách ra quyết định đúng đắn nhất. Vậy làm sao để ra quyết định đúng đắn với vai trò là một nhà lãnh đạo? Hãy cùng Học viện Agile đi tìm hiểu nhé.
Một quyết định đúng có thể trở thành một bước ngoặt lớn cho sự nghiệp của bạn và cho cả tổ chức. Nhưng mọi quyết định để xác định được đúng hay sai đều cần các hành động sau đó của nó. Tại sao chúng ta lại có những nhà lãnh đạo tài năng như Mark Zuckerberg (Facebook), Bill Gates (Microsoft), Steve Jobs (Apple),… Đơn giản bởi họ là những người ra được các quyết định đúng.
Một quyết định đúng được hiểu là một quyết định mà ở đó người lãnh đạo đánh giá được rủi ro và cơ hội của quyết định. Từ đó liên kết với các cam kết về mục tiêu cần đạt được để đưa ra một quyết định chính xác nhất.
Ra quyết định trong những tình huống phức tạp không bao giờ là dễ dàng, nhưng những nhà lãnh đạo trong tình huống đó cũng không thể để ra sai sót trong việc ra quyết định. Dưới đây là năm bước ra quyết định quan trọng của một nhà lãnh đạo mà chắc chắn bạn cần biết tới:
Trước khi đưa ra một quyết định, đầu tiên bạn cần biết được chính xác quyết định mình cần đưa ra là gì? Tại sao bạn cần đưa ra quyết định này? Nếu thành công hay thất bại thì mức độ ảnh hưởng sẽ như thế nào? Thế nào là một quyết định thành công?
Qua những câu hỏi như trên, bạn chắc chắn sẽ hiểu được rõ lý do tại sao mình cần đưa ra một quyết định đúng cũng như có đủ thông tin để có thể chuyển sang phần tiếp theo.
Ví dụ: Bạn là trưởng phòng công nghệ và bạn cần ra quyết định về việc có triển khai phương pháp Agile cho các team của mình. Khi ấy, bạn phải cần xác định rõ để trả lời cho các câu hỏi sau đây:
Ở bước này, các nhà lãnh đạo cần phải phân tích kỹ hơn để nhận biết được các yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến mức độ thành công của quyết định. Sau đó bạn sẽ so sánh giữa từng các yếu tố về điểm mạnh, điểm yếu để có thể đưa ra một cái nhìn khách quan nhất. Nếu cảm thấy khó khăn, hãy đặt thang điểm cho từng yếu tố chi tiết và đánh giá tổng thể số điểm mà từng yếu tố nhận được.
Sau những quyết định đó thì phương án tiếp theo là gì? Nếu bạn chỉ quyết định và chưa hình dung ra được những phương án sau đó thì rất có thể rủi ro sẽ đến. Là một người lãnh đạo, bạn đừng nên nghĩ rằng chỉ bản thân mình mới có đủ năng lực để đề xuất các phương án. Một nhà lãnh đạo tài năng là người có thể sử dụng được trí thông minh của những người khác chứ không phải chỉ là sử dụng tối đa năng lực của mình. Vì vậy để việc này diễn ra hiệu quả hơn, bạn nên tổ chức một cuộc họp với mục tiêu là nhóm sẽ đưa ra được các giải pháp cho quyết định này. Trong cuộc họp bạn chỉ đứng vai trò là người điều phối và mong muốn nhận được các ý kiến từ mọi người, đây chắc chắn không phải là cuộc họp để bạn trình bày ý tưởng của mình và mọi người chỉ gật gù nghe the. Từ đó bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về mức độ khả thi của dự án cũng như có nhiều ý tưởng mới cho các hành động tiếp theo.
Sau khi đã xác định được các phương án ở trên thì ở bước này bạn cần xem xét đánh giá từng phương án về mức độ đáp ứng mục tiêu ban đầu như thế nào? Nó có thực sự phù hợp hay không? Mức độ khả thi của phương án đến đâu?
Một số biến số mà bạn cần lưu ý như: chi phí, lợi ích, tác động tài chính, các biến số vô hình (danh tiếng, thương hiệu,…), thời gian, tính khả thi, nguồn lực, rủi ro, đạo đức.
Sau khi đã phân tích được các biến số trên, chắc chắn bạn sẽ biết được điểm mạnh và điểm yếu của mỗi phương án là gì? Từ đó để sắp xếp mức độ phù hợp của từng phương án, cũng như có thế kết hợp giữa các phương án để đưa ra một phương án cuối cùng tối ưu nhất.
Đây chính là bước cuối cùng để bạn có thể đưa ra quyết định cho mình. Sau khi đã đánh giá được các phương án, chắc chắn bạn sẽ có thể dễ dàng chọn ra được một phương án khả thi nhất. Và đây chính là quyết định cuối cùng của bạn sau một quá trình đã phân tích kỹ lưỡng.
Tất nhiên quy trình 5 bước ra quyết định trên đây sẽ là điển hình khi bạn là một nhà lãnh đạo và cần đưa ra một quyết định quan trọng và có thời gian để chuẩn bị. Nhưng trong công việc và cuộc sống, sẽ có vô vàn những lúc mà bạn cần đưa ra quyết định một cách rất nhanh chóng, và đôi khi còn phải đặt vào những tình thế éo le, rủi ro cao. Vậy làm sao để giải quyết nó?
Câu trả lời rất đơn giản, đó là bạn cần phải có những kỹ năng khác đi kèm. Một người lãnh đạo giỏi chắc chắn sẽ không chỉ có kỹ năng ra quyết định, mà họ cần phải biết tới rất nhiều các kỹ năng khác như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng xử lý khủng hoảng, kỹ năng điều phối,… Và hơn nữa, ngay cả khi bạn muốn làm tốt ngay được kỹ năng ra quyết định, thì cũng cần có khoảng thời gian để trải nghiệm và nhận thức lại bài học cho mình. Đó chính là lý do vì sao mà các nhà quản lý luôn cần học hỏi các kỹ năng về quản lý một cách bài bản và có hệ thống để có thể rút ngắn được tối đa thời gian, chi phí cũng như không để đánh mất những cơ hội mới.
Bài viết liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.