Các mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có một quy mô nhỏ về vốn, lao động và cả doanh thu. Đây là nhóm doanh nghiệp chiếm số lượng lớn tổng số các doanh nghiệp trên thị trường. Đây cũng là đối tượng chịu tác động bởi thay đổi của môi trường và cần thực hiện chuyển đổi số. Theo dõi 5 bước chuyển đổi số mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ dưới đây để hiểu và nắm rõ quy tắc gia tăng tỷ lệ hoàn thành mục tiêu chuyển đổi ngay.
Mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ có những đặc điểm riêng. Quyền lực thường được tập trung, các kênh giao tiếp và trao đổi thông tin thường theo kiểu truyền thống, tính chuyên môn hoá không được cao, một nhân sự sẽ đảm nhận nhiều nhiệm vụ. Ở một quy mô vừa và nhỏ hoạt động trong thị trường truyền thống thì đây sẽ là mô hình phổ biến và dễ vận hành. Tuy nhiên đứng trước những yêu cầu của thị trường thì doanh nghiệp cần thay đổi để có thể phát triển bền vững trước những tác động bên ngoài, bắt kịp làn sóng chuyển đổi.
Mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời kỳ chuyển đổi số sẽ cần đáp ứng được cáo yêu cầu như: thích ứng linh hoạt với thay đổi của môi trường, mô hình tổ chức chặt chẽ nhưng linh động, tính tương tác cao, phản hồi liên tục, tối giản các quy trình nhờ công nghệ để đội ngũ tập trung khai thác năng lực của bản thân mình…
Xác định được những yêu cầu của một mô hình chuẩn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ rồi thì doanh nghiệp cần thực hiện ngay theo lộ trình chuyển đổi số sau. 5 bước chuyển đổi số mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ sau sẽ là kim chỉ nam để dẫn lối đến bước thành công trong quá trình chuyển đổi số.
Hoạt động đánh giá tình trạng của doanh nghiệp là bước rà soát và giúp cho lãnh đạo xác định được tốt nhất vị trí doanh nghiệp đang đứng là ở đâu, các nguồn lực ra sao và khả năng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số có tốt không. Biết được mình đang có những gì, cần bổ sung những nguồn lực gì là bước chuẩn bị cần thiết phải có của bất kỳ doanh nghiệp nào. Thực trạng về đội ngũ nhân sự, tài chính, công nghệ, quy trình hoạt động… đều cần được đánh giá. Từ đó đối chiếu với những yêu cầu, mục tiêu chuyển đổi để xác định công việc cần làm.
Khi đã hiểu thực trạng doanh nghiệp, tiếp đến là xác định mục tiêu chiến lược chuyển đổi số dài hạn. Một chiến lược dài hạn cần được lập ra với đầy đủ mục tiêu, phân chia giai đoạn, nguồn lực yêu cầu, KPI bộ phận và thời gian kèm theo. Chuyển đổi số là cả một quá trình dài hơi, không thể thay đổi trong một sớm một chiều. Nhưng sẽ cần đạt được những kết quả nhất định nhằm phục vụ hoạt động hiện tại của doanh nghiệp.
Bước cơ bản nhất nhưng lại đóng vai trò nền tảng nhất định không thể thiếu của chuyển đổi số mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là số hoá tài liệu. Việc chuyển đổi các dữ liệu truyền thống sang dạng số, dữ liệu điện tử là bước tiến lớn và hiện nay đa số các doanh nghiệp đều phải thực hiện. Các dữ liệu khi đã được chuyển đổi sẽ được lưu trữ với sự trợ giúp của công nghệ điện toán đám mây Cloud. Là một nơi lưu trữ dữ liệu chung, dễ dàng phân loại, trao quyền truy cập để mọi người chủ động khai thác dữ liệu cần thiết cho công việc của mình. Giảm thiểu tối đa chi phí, thời gian cũng như giảm rủi ro do truyền tải thiếu hụt thông tin, dữ liệu. Số hoá quy trình là một bước tương đối khó trong chuyển đổi số. Các quy trình được chia là quy trình nội bộ của doanh nghiệp và quy trình làm việc với khách hàng. Hai quy trình này được thực hiện tốt sẽ giúp tiết kiệm tối đa thời gian làm việc, tiết kiệm nhân lực và tăng năng suất để xử lý các công việc này.
Có rất nhiều công nghệ hiện đại được phát minh trong thời gian ngắn. Lựa chọn công nghệ chuyển đổi số mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ cực kỳ đa dạng. Tuy nhiên, người làm chuyển đổi số cần nhìn nhận vấn đề dựa trên nhiều yếu tố mới đánh giá tốt và tìm ra công nghệ phù hợp nhất.
Các công nghệ cơ bản nghiễm nhiên cần được áp dụng. Công nghệ mới sẽ cần trải qua một thời gian mới thấy được giá trị bền vững mà nó mang lại. Bạn nên nhớ rằng công nghệ là công cụ không thể thiếu để chuyển đổi số nhưng không phải là tất cả.
Nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi tạo nên quá trình chuyển đổi số thành công cho mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nguồn nhân lực đủ mạnh sẽ tạo nên sự chuyển mình đáng kể. Tại các đơn vị đã thực hiện bước đầu thành công chuyển đổi số, dễ dàng nhìn nhận họ áp dụng các phương pháp, mô hình tổ chức riêng để tác động thay đổi tư duy về chuyển đổi số, tạo mô hình làm việc đáp ứng tốt nhất yêu cầu chuyển đổi số.
Mô hình tổ chức nhóm Agile được khuyến khích sử dụng trong các doanh nghiệp mong muốn chuyển đổi số thành công. Đây là một mô hình tổ chức hướng đội ngũ nhân lực đạt được các đặc điểm như luôn luôn sẵn sàng thích ứng với thay đổi, sẵn sàng đổi mới để tốt hơn, duy tình tính tương tác phản hồi cao, chủ động trong công việc, chia sẻ thông tin với nhau… Xây dựng kế hoạch chuyển đổi số theo tinh thần Agile là một điểm sáng giúp doanh nghiệp kiểm soát rủi ro, chi phí và khai thác tốt giá trị của từng giai đoạn để đưa doanh nghiệp từng bước chuyển mình.
=> Xem thêm: Chuyển đổi số: Con người mới là chìa khóa thành công
Quá trình thực hiện chuyển đổi số cần bám sát vào chiến lược dài hạn. Đồng thời luôn cần lập báo cáo và đánh giá theo từng giai đoạn để nhìn nhận lại vấn đề đã và chưa đạt được, từ đó đưa ra các bước đi tiếp theo sao cho phù hợp. Đây cũng là đặc điểm làm việc theo mô hình Agile, mô hình hoạt động được đa số doanh nghiệp lựa chọn nhằm đáp ứng các yêu cầu về chuyển đổi số hiện tại.
Mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có sự phát triển vượt bậc và thành công nếu nắm được những cốt lõi chuyển đổi và thực hiện tốt 5 bước trên đây. Quyết tâm thực hiện để mang đến một tương lai mới cho doanh nghiệp của bạn, bằng không doanh nghiệp sẽ bị đẩy lùi về phía sau.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.