Mô hình văn hóa doanh nghiệp là những nguyên tắc tổ chức ẩn sau mọi giá trị, hình ảnh kinh doanh của công ty. Trong bài viết này, hãy cùng Học Viện Agile tìm hiểu về mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình – loại hình rất phổ biến ở các nước Á Đông và cách vượt qua rào cản của mô hình này trong quá trình chuyển đổi số.
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp được định nghĩa là các giá trị văn hóa xây dựng trong quá trình phát triển doanh nghiệp, dần trở thành giá trị truyền thống ăn sâu vào mọi hoạt động của công ty và nhân sự trong việc theo đuổi mục đích chung. Văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều khía cạnh, đặc biệt trong mối quan hệ của tổ chức với nhân viên và khách hàng. Hiện nay, văn hóa đang có sự chuyển dịch từ tập trung vào máy móc, quy trình sang tập trung vào con người – yếu tố cốt lõi của chuyển đổi số trong giai đoạn kinh tế thị trường 4.0.
Văn hóa doanh nghiệp được hình thành trong quá trình lâu dài và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có 3 yếu tố chính:
- Văn hóa dân tộc
- Người sáng lập, nhà lãnh đạo của doanh nghiệp
- Ảnh hưởng từ văn hóa bên ngoài và môi trường kinh doanh
Văn hóa là cách truyền đạt đến nhân viên giá trị của mỗi cá nhân đối với doanh nghiệp, từ đó khích lệ tinh thần làm việc, cống hiến. Văn hóa cũng là cách tạo động lực, giúp mọi người có chung mục tiêu để vượt qua giai đoạn khó khăn trong công việc.
Mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình là gì?
Ở mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình, người lãnh đạo đóng vai trò như trụ cột gia đình, có trách nghiệm chăm lo, giúp đỡ những thành viên khác. Các thành viên còn lại cần có sự trung thành với người lãnh đạo. Thường ở các doanh nghiệp theo mô hình văn hóa gia đình, nhân viên lớn tuổi, có thời gian gắn bó lâu dài với doanh nghiệp sẽ được tin tưởng và giữ vị trí quản lý quan trọng. Mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình có tính khép kín tương đối cao, gắn kết bởi sự trung thành của cá nhân. Ban lãnh đạo quan tâm đến những vấn đề như thăm hỏi người ốm trong gia đình nhân viên, chăm lo việc học hành của con em cán bộ… Nhân viên làm việc tận tụy, gắn bó để làm hài lòng ban lãnh đạo.
Tuy có nhiều ưu điểm về tính nhân văn, mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình rất khó để duy trì nếu quy mô công ty mở rộng. Tổ chức được gắn kết bằng lòng trung thành và truyền thống, gắn chặt triết lý giá trị vào hoạt động làm việc, mọi hoạt động đều cần sự đồng thuận và tham gia của toàn thể cộng sự. Trong một số trường hợp, những giá trị này có thể kìm kẹp sự sáng tạo và cái tôi cá nhân, không tạo được môi trường cạnh tranh để phát triển. Ngoài ra việc trao quyền cho một số ít nhân viên lớn tuổi, có thời gian làm việc lâu cũng là rào cản đối với việc tiếp thu công nghệ mới hoặc không tạo được nhiều động lực cống hiến ở nhân viên trẻ.
Tính khép kín của mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình cũng gây cản trở cho những người mới gia nhập công ty, khiến nhân sự mới cảm thấy khó khăn để hòa nhập. Việc đào tạo, cố vấn, học nghề trở thành yêu cầu bắt buộc của gia đình, không xây dựng được nhu cầu học để phát triển bản thân và tinh thần không ngừng học hỏi ở cộng sự.
Một số doanh nghiệp tiêu biểu với mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình có thể kể đến như Walt Disney với slogan “Không thể có một ngày tồi tệ – chỉ có những ngày vui vẻ” hoặc Zappos – công ty quan tâm tuyệt đối tới nhân viên, mọi cộng sự đều được trả 2,000 USD nếu thôi việc sau ngày đầu đi làm. Tại Việt Nam, Esoft Vietnam là ví dụ điển hình của mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình với giá trị cốt lõi là Quan Tâm (Care). Công ty không phân biệt đối xử giữa nhân viên bình thường và nhân viên là người khuyết tật (12% cộng sự của Esoft là người khuyết tật). Esoft cũng hỗ trợ rất nhiều chương trình dành cho cộng đồng người yếu thế trong xã hội như dạy nghề tại trung tâm bảo trợ người khuyết tật và trẻ em, trung tâm phục hồi nhân phẩm…
Cấu trúc bao gồm mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình
Văn hóa doanh nghiệp gia đình và chuyển đổi số
Chuyển đổi số hiện đang là vấn đề cấp thiết trong quá trình vận hành và phát triển tại nhiều doanh nghiệp. Vấn đề mấu chốt của chuyển đổi số nằm ở văn hóa doanh nghiệp – cách một doanh nghiệp quản lý, vận hành, tư duy. Văn hóa tác động trực tiếp đến yếu tố con người, nếu văn hóa không phù hợp có thể dẫn tới sự chống đối, phản ứng tiêu cực của nhân sự trước những thay đổi. Sự thiếu nhanh nhẹn, tính tự mãn, thiếu linh hoạt trong quản lý có thể trở thành rào cản đối với doanh nghiệp khi muốn chuyển đổi số.
Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp, sẵn sàng cho sự đổi mới, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn áp dụng tư duy Agile và nhận được kết quả tích cực. Đây là hệ tư duy linh hoạt, giúp tổ chức thích ứng nhanh với thay đổi của thị trường, gỡ bỏ rào cản từ hệ thống quản lý, khuyến khích phát triển bằng việc trao quyền nhiều hơn cho nhân viên và không ngại thử nghiệm. Tại nhiều công ty ứng dụng Agile, thành quả lớn nhất đạt được là kích thích tư duy đổi mới, thay đổi hành vi, quan điểm, hệ thống trì trệ của văn hóa cũ, từ đó tạo ra môi trường phù hợp để nhân viên không ngừng học hỏi và thử nghiệm ý tưởng sáng tạo.
Bài viết liên quan:
Trên đây là một số kiến thức, khái niệm cơ bản về mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình, những giá trị tốt đẹp và một số nhược điểm của mô hình này. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc có thêm góc nhìn đa chiều về một loại mô hình văn hóa doanh nghiệp rất phổ biến ở các nước Á Đông.
Các thay đổi mô hình văn hóa doanh nghiệp theo chuyển đổi số
Tại sao cần mô hình văn hóa doanh nghiệp theo Agile
Chúng ta đang sống trong thời đại VUCA đầy biến động (Volatility), không chắc chắn (Uncertainty), phức tạp (Complexity) và mơ hồ (Ambiguity). Doanh nghiệp cần phải rút ngắn thời gian ra thị trường, tăng sự linh hoạt, khả năng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng.
Agile (linh hoạt) là khung tư duy và làm việc giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng và phản hồi với thay đổi, để đạt được thành công trong môi trường liên tục biến động, không chắc chắn.
Nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới đã áp dụng và thành công với Agile. Agile không chỉ làm thay đổi diện mạo nền công nghệ mà đang lan tỏa mạnh mẽ trong rất nhiều lĩnh vực như nhân sự, tài chính, kinh doanh và sản xuất.
Chương trình tư vấn và huấn luyện mô hình văn hóa doanh nghiệp theo Agile
Chương trình tư vấn huấn luyện Agile bao gồm đào tạo, tư vấn và huấn luyện theo kiểu kèm cặp để tối ưu hóa việc áp dụng Agile vào doanh nghiệp.
Chương trình nhằm trang bị phương pháp luận đổi mới sáng tạo, thay đổi về tư duy, đổi mới cách thức quản lý, phương pháp làm việc, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng linh hoạt cho doanh nghiệp.
Chương trình giúp đội nhóm trong doanh nghiệp doanh nghiệp có thể:
- Dễ dàng điều chỉnh kế hoạch trước sự thay đổi của môi trường.
- Chuyển đổi toàn diện công nghệ, văn hóa, quy trình làm việc và mô hình kinh doanh.
- Năng suất tăng lên, tỉ lệ thành công của các dự án tăng gấp ba lần (Theo báo cáo CHAOS 2015).
- Đội nhóm gắn kết, tính tự chủ, chủ động cao.
- Rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, kiểm soát được tiến độ theo kế hoạch (Có tới 34% người được hỏi cho rằng Agile giúp rút ngắn từ 20% đến 50% thời gian hoàn thành dự án, theo Agile Vietnam Report).
- Khách hàng hài lòng vì sản phẩm bàn giao đúng tiến độ, chất lượng tốt.
- Lãnh đạo yên tâm trao quyền, dành thời gian cho các dự án và cơ hội mới.
- Tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm (tài chính, nhân tài, thời gian).
Trên đây là những thông tin liên quan đến mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình. Hy vọng bài viết của của Học viện Agile và Chương trình tư vấn huấn luyện Agile có thể là gợi ý tốt cho bạn.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan: