Làm Product Owner chưa bao giờ là một công việc dễ dàng. Làm Game Product Owner thì càng khó nhằn hơn nữa. Vì game là lĩnh vực rất đặc thù, đòi hỏi sự sáng tạo và cải tiến không ngừng để bắt kịp thị hiếu người dùng. Đồng thời, người làm phát triển game phải cân bằng giữa trải nghiệm người dùng với các mục tiêu của doanh nghiệp như chi phí, doanh thu và thiết kế.
Hãy cùng đến với câu chuyện về anh Trình Đạt, Product Owner của Unimob Game Studio để khám phá hành trình chinh phục mọi dự án từ con số 0.
Anh Trình Đạt chia sẻ hành trình chinh phục mọi dự án từ con số 0
Unimob là một studio trẻ chuyên sản xuất và phát hành trò chơi trên thiết bị di động tập trung chủ yếu ở các thị trường quốc tế (EU, US). Unimob đã đưa ra thị trường gần 30 sản phẩm và thu được thành công bước đầu với một số giải thưởng lớn trên thị trường quốc tế và các sản phẩm game đạt hàng triệu lượt cài đặt.
Tại Unimob, anh Đạt đảm nhận vị trí Product Owner với các nhiệm vụ liên quan đến phát triển sản phẩm như: làm việc và nhận yêu cầu từ các bên liên quan, nghiên cứu thị trường, tìm hiểu, phân tích dữ liệu đưa ra các tính năng cho sản phẩm, quản lý Product Backlog: đánh giá, sắp xếp độ ưu tiên các product backlog items và làm việc với Development team (Nhóm Phát triển).
Ngoài ra, anh còn phụ trách lên kế hoạch dự án về: chi phí, nguồn lực, thời gian…, theo dõi tiến độ dự án và tình hình sức khỏe sản phẩm cũng như tối ưu hóa lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI).
Là một người trẻ mang hoài bão lớn, anh Đạt kỳ vọng có thể thoát khỏi lối mòn phát triển sản phẩm trước đó của công ty, đẩy nhanh tiến độ sản phẩm, phát triển năng lực đội nhóm cũng như làm được nhiều sản phẩm thành công, giúp tăng doanh thu cho công ty. Anh cũng tự vạch ra lộ trình phát triển nghề nghiệp rõ ràng với mục tiêu ngắn hạn là trở thành Senior Product Owner, sau đó là Product Manager trong tương lai.
Tuy nhiên, chẳng có con đường nào “trải bước trên hoa hồng”. Do chưa có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết về vị trí Product Owner nên thời gian đầu anh đã phải rất chật vật, ngụp lặn trong núi công việc như: đưa ra quyết định về sản phẩm, lên kế hoạch, quản lý tiến độ dự án, quản lý Nhóm phát triển và quản trị rủi ro.
Kỷ niệm đáng nhớ nhất của anh là khi mới đảm nhiệm vị trí Product Owner và nhận dự án làm sản phẩm đầu tiên. Lúc đó, mọi thứ anh có trong tay chỉ là một mớ lý thuyết và tâm thế hừng hực chiến đấu.
Đến khi bắt tay vào công việc, anh mới nhận ra rằng mình còn thiếu rất nhiều kinh nghiệm quản lý và đưa ra một số quyết định thay đổi về sản phẩm chủ yếu theo nhận định cá nhân. Cụ thể là khi quản lý Nhóm phát triển, khi lên kế hoạch và kiểm soát tiến độ dự án, anh không lường trước được các rủi ro bất định khiến cho dự án bị trễ hạn và kéo dài mãi.
Khoảng thời gian đó, anh luôn ở trong trạng thái “căng như dây đàn”, thường xuyên phải làm thêm giờ, không có nhiều thời gian cho gia đình khiến cuộc sống riêng của anh cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
Khi đó, anh thường tự mày mò theo cách của riêng mình. Quan điểm của anh là vừa thực chiến vừa tìm hiểu vấn đề để tìm ra biện pháp cải tiến. Đồng thời, anh rất chịu khó tìm hiểu tài liệu trên mạng và tham khảo ý kiến của các anh chị đồng nghiệp. Cuối cùng, anh đã thành công vượt qua cửa ải này nhưng không phải ở dự án đầu tiên mà phải đến dự án thứ 2.
Anh Đạt hiểu rằng, để trở thành một Product Owner giỏi, kiến thức về kỹ thuật thôi là chưa đủ mà cần có kỹ năng lập kế hoạch, quản lý dự án cùng với khả năng thích nghi với những thay đổi liên tục của các dự án.
Chia sẻ tình hình với sếp, anh được sếp rất ủng hộ và giới thiệu tham gia Khóa đào tạo Quản lý dự án Agile của Học viện Agile để học cách lên kế hoạch tổng thể cho dự án và quản lý rủi ro.
Những khung kiến thức PMI-ACP của Project Management Institute, Scrum Framework, cách lập và thực thi kế hoạch, cách quản lý dự án phức tạp, cách quản lý rủi ro và thích ứng với tính bất định… được anh Đạt áp dụng nhiều vào công việc thực tế của mình.
Nhờ đó, anh đã biết cách lên kế hoạch tổng thể cho dự án, lên timeline cho từng giai đoạn, cách quản trị rủi ro, nắm được chi phí sản xuất, nguồn lực tham gia, khi nào dự án release,…
Vui nhất là, khi áp dụng Scrum vào dự án, năng suất làm việc cả nhóm tăng, mọi người có mục tiêu chung, rõ ràng minh bạch công việc trong nhóm, nên ai cũng có động lực làm việc và quan tâm đến sản phẩm hơn.
Đặc biệt, anh đã có thêm nhiều mối quan hệ với các chuyên gia và đồng nghiệp trong các ngành nghề khác nhau để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm khi cần.
Những trải nghiệm quý báu tại Unimob đã giúp anh Đạt nắm bắt cách thức phát triển sản phẩm thành công, cách điều phối nhóm và quản lý nhân lực, cách quản lý và tối ưu ROI cũng như có được tầm nhìn rộng và nhanh nhạy với thay đổi. Đây là bệ phóng quan trọng để anh tự tin theo đuổi mục tiêu trở thành Project Manager trong tương lai không xa.
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.