Các doanh nghiệp, tổ chức thường gặp nhiều khó khăn khi chuyển đổi số, thích ứng và thay đổi. Cùng Học Viện Agile tìm hiểu về vai trò của xây dựng tổ chức và yếu tố con người trong cải thiện khả năng thích ứng nhanh, thực thi lộ trình chuyển đổi số quốc gia.
Chuyển đổi số – thay đổi để bứt phá
Chuyển đổi số hiểu một cách ngắn gọn là sự tích hợp, ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp, thay đổi cách thức vận hành, mô hình quản lý truyền thống, cung cấp thêm giá trị mới cho khách hàng. Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi số ở doanh nghiệp thường được hiểu là việc áp dụng công nghệ Big Data, Internet of Things, Cloud…
Theo IDC, chuyển đổi số mang lại lợi ích tích cực cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ kinh doanh đến nghiên cứu, vận hành. Nhờ công nghệ hiện đại, chi phí được cắt giảm, doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng hơn, năng suất lao động và tính cạnh tranh được nâng cao. Chuyển đổi số cũng giúp doanh nghiệp thích ứng tốt hơn với những thay đổi của thị trường và thói quen tiêu dùng của khách hàng.
Đối với chính phủ, chuyển đổi số quốc gia là sử dụng dữ liệu và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công, cải tiến quy trình nghiệp vụ. Chính phủ số sẽ giúp người dân nhận thông tin nhanh chóng, kịp thời, xóa nhòa khoảng cách địa lý. Mỗi công dân có cơ hội tiếp cận bình đẳng mọi dịch vụ, tiện ích dưới hình thức đơn giản, tiện lợi hơn.
Hệ tư duy cũ – rào cản đối với chuyển đổi số
Trong quá trình chuyển đổi số, có rất nhiều rào cản mà tổ chức, doanh nghiệp phải đối mặt như văn hóa làm việc truyền thống, kém minh bạch hay việc phải thay đổi từ mô hình kinh doanh cũ sang mô hình kinh doanh mới… Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất nằm ở vấn đề con người hay còn được hiểu là chuyển đổi tư duy.
Tại doanh nghiệp, tư duy, cách làm việc cũ đã ăn sâu vào ý thức của nhiều thế hệ nhân viên & quản lý. Ở tổ chức có bộ máy làm việc cồng kềnh, quy trình chặt chẽ, người lao động gặp khó khăn trong việc thay đổi, đưa ra ý tưởng sáng tạo và thường ngại đóng góp ý kiến. Mô hình làm việc cũ với nhiều tầng lớp kiểm soát chặt chẽ cũng khiến cấp trên ngại trao quyền, sợ rủi ro, không phải điều kiện lý tưởng cho sự đổi mới, sáng tạo.
Ở các cơ quan, đơn vị, chuyển đổi số gặp phải rào cản từ bộ máy nhân sự bởi tâm lý ngại chuyển đổi, sợ ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân. Việc đơn giản hóa và số hóa quy trình giúp cắt giảm chi phí nhân sự, người lao động sợ mất việc, không thấy được lợi ích giúp tăng năng suất, tăng thu nhập của chuyển đổi số.
Chuyển đổi số quốc gia đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của doanh nghiệp và xã hội
Agile – Lời giải cho bài toán chuyển đổi số quốc gia
Tư duy Agile xuất phát từ giới công nghệ nay đã được áp dụng như một hình thái tổ chức linh hoạt, thích nghi nhanh với sự thay đổi của thị trường. Khái niệm Agile rất phổ biến tại các công ty quốc tế, đã mang lại thành công cho nhiều doanh nghiệp ngoài ngành công nghệ khi đang gặp khó khăn trong việc chuyển đổi. Theo McKinsey, tại các tổ chức ứng dụng Agile, hiệu suất làm việc được cải thiện đáng kể, doanh nghiệp có nhiều hơn 70% cơ hội để tăng trưởng doanh thu và tiết kiệm chi phí. Cũng trong một khảo sát khác được thực hiện với 2,000 lãnh đạo doanh nghiệp, 75% cho rằng sự linh hoạt của tổ chức và bộ máy nhân sự là ưu tiên hàng đầu cần cải thiện.
Với triết lý Agile, khái niệm ổn định không tồn tại. Agile chấp nhận việc thị trường luôn luôn thay đổi, doanh nghiệp buộc phải thích nghi nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Với mô hình Waterfall truyền thống, quyền lực được phân theo thứ bậc, mọi quyết định đều được thực hiện theo mệnh lệnh từ đội ngũ lãnh đạo. Tổ chức nhân sự ít biến động, khó đưa ra quyết định nhanh bởi nhân sự trực tiếp thực hiện công việc ít được trao quyền quyết định.
Trong mô hình Agile, việc chia sẻ quyền lực và xây dựng đội nhóm với chức năng chuyên trách là trọng tâm phát triển. Điều này cho phép doanh nghiệp nâng cao tốc độ phản ứng với thị trường, lãnh đạo luôn theo sát và cập nhật tình hình, đưa ra quyết định nhanh hơn. Mạng lưới cộng sự có tính gắn kết cao, sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ mới, hỗ trợ công việc của nhau nhằm hướng tới mục tiêu chung của tổ chức.
Một ví dụ điển hình của mô hình Agile là thương hiệu Spotify. Tại Spotify, nhân sự được chia thành các nhóm tối đa 150 người, số lượng tùy chỉnh để đáp ứng yêu cầu công việc. Công ty nhờ vậy thích nghi nhanh với sự thay đổi, đưa ra những cập nhật kịp thời, trở thành nền tảng hàng đầu trên thị trường nhạc số.
Tư duy Agile được áp dụng tại Spotify đã đem lại đột phá trong kết quả kinh doanh
Bất kỳ sự thay đổi nào trong mô hình kinh doanh cũng luôn khó khăn và đòi hỏi sự chuẩn bị cả về tài chính và yếu tố con người. Việc chuyển đổi số sẽ thật sự phát huy hiệu quả nếu doanh nghiệp chuẩn bị sẵn sàng về tư duy quản lý và mô hình nhân sự, loại bỏ sự trì trệ bên trong tổ chức.
Chương trình Tư vấn & Huấn luyện Agile cho doanh nghiệp
Agile không phải là “phép nhiệm màu” cho mọi doanh nghiệp chuyển đổi số. Để chuyển đổi số thành công, các doanh nghiệp cần triển khai Agile bài bản và đồng bộ ngay từ đầu.
Thấu hiểu những vấn đề trên, Học viện Agile đã xây dựng Khóa huấn luyện Agile cho doanh nghiệp (Agile Coaching) giúp tối ưu hóa việc áp dụng Agile vào tổ chức, với 4 giai đoạn chính:
- Tư vấn lộ trình
- Tư vấn kỹ thuật
- Đào tạo
- Huấn luyện nhóm mẫu
Một số đơn vị tiêu biểu đã được Học viện Agile tư vấn chuyển đổi thành công: Viettel, MSB, Techcombank, VNDIRECT, F88, VPBank, 30Shine, LOGIVAN, NTQ Solution, Bravestars…
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan: