Câu chuyện về khởi nghiệp vẫn luôn là mối quan tâm của nhiều người. Cơn sốt về khởi nghiệp dường như chẳng bao giờ giảm đi, tuy nhiên trong thời gian gần đây thì việc khởi nghiệp chẳng còn dễ thành công như mọi người tưởng tượng. Theo nghiên cứu mới đây của trường Đại học Harvard cho thấy, có tới 75% các công ty khởi nghiệp đều thất bại. Đó là lý do mà Khởi nghiệp tinh gọn (Lean Startup) ra đời. Vậy Lean Startup là gì? Tại sao các công ty lại dịch chuyển sang Lean Startup?

Lean Startup là gì?

Lean Startup hay Khởi nghiệp tinh gọn là phương pháp để phát triển kinh doanh và sản phẩm mới với một quy trình rút gọn nhằm phát triển sản phẩm nhanh chóng và đem đến giá trị sớm nhất cho khách hàng. Nhờ Lean Startup mà các chủ doanh nghiệp hay người quản lý phát triển sản phẩm có thể đo lường được mức độ khả thi của mô hình kinh doanh cũng như giảm thiểu được rủi ro. Nói theo hướng đơn giản thì Lean Startup chính là Startup theo một hướng ĐƠN GIẢN và HIỆU QUẢ.

Tại sao lại cần tới Lean Startup?

Khi bạn có một ý tưởng mới và bạn quyết định triển khai nó thành một công ty khởi nghiệp, một công ty nhỏ hay dự án mới trong một tập đoàn lớn. Và bạn sẽ tìm những người giỏi làm cùng mình, sau đó lập một bản kế hoạch hoàn hảo, chi tiết và triển khai từng phần của dự án. Khi phát hành, bạn cảm thấy dù đã đổ hết nhiệt huyết, công sức và tiền bạc vào, nhưng tại sao vẫn thất bại tới 75% (số liệu đã thống kê của Đại học Harvard)?

Bạn thân mến, thế giới mà chúng ta đang sống là một thế giới đầy thay đổi, có thể nói là một thế giới VUCA: nhiều biến động (Volatility), bất định (Uncertainty), phức tạp (Complexity) và mơ hồ (Ambiguity). Điều này chắc chắn đòi hỏi ở chúng ta một cách làm nhanh hơn, hiệu quả hơn và linh hoạt hơn. Nếu chúng ta có một ý tưởng tốt, nhưng vẫn triển khai theo một cách truyền thống như vậy, thì liệu có phải là một điều lãng phí? 

Cuộc chiến về kinh doanh, hay cụ thể hơn là sản phẩm, là một cuộc chiến chưa bao giờ dễ dàng. Mọi ý tưởng, mọi kế hoạch đều dựa trên giả định, chỉ có khi ta bắt tay vào làm và đo lường thực tế mới biết được nó là đúng hay sai. Ngày hôm nay, bạn bán một khóa học offline với nhiều trải nghiệm thú vị, nhưng ngày mai khi đại dịch COVID tới, bạn có thể sẽ phải chấp nhận sự suy thoái dần dần nếu như không chịu thay đổi, hoặc thay đổi quá chậm. Làm sao khách hàng và thị trường có thể chờ đợi tới 6 tháng, 1 năm để doanh nghiệp của bạn cho ra mắt một sản phẩm học trực tuyến với nhiều trải nghiệm, cạnh tranh tốt với thị trường?

=> Xem thêm: Top 8 mô hình kinh doanh khởi nghiệp cho các Startup

Đó là lý do vì sao chúng ta cần Lean Startup – Khởi nghiệp tinh gọn để:

  • Tạo được sản phẩm đúng với nhu cầu thị trường: Với Lean Startup, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tạo ra các sản phẩm liên tục được hoàn thiện dựa vào nhu cầu sát nhất của khách hàng nhờ kiểm thử và phản hồi. Vì vậy các sản phẩm tiếp tục được phát triển sẽ có những tính năng tốt nhất với khách hàng mà không phải dựa trên phỏng đoán.
  • Làm việc thông minh hơn với ít việc hơn: Lean Startup không phải là làm việc chăm chỉ hơn mà là làm ít việc hơn mà hiệu quả hơn. Nó cho phép các nhà phát triển sản phẩm tập trung hơn vào các giá trị cốt lõi của sản phẩm để tạo ra lợi nhuận trong thời gian ngắn, tiết kiệm được chi phí và tốn ít công sức hơn. Từ vòng phản hồi, bạn chỉ mất 2 tuần để ra được một sản phẩm demo tới tay khách hàng thay vì mất 6 tháng để hoàn thiện một sản phẩm. Sau khi nhận được phản hồi, bạn tiếp tục cải tiến để cho ra một sản phẩm tốt hơn trong 2 tuần tiếp theo. Vậy là 6 tháng sau bạn có thể cho ra một sản phẩm hoàn hảo bắt kịp đúng thị trường và những gì mà khách hàng cần. 
  • Giảm thiểu được tối đa rủi ro: Một thực tế các dự án thường đi vào bế tắc là do thiếu nguồn lực, chi phí và mất quá nhiều thời gian để tạo ra một sản phẩm hoàn hảo mới bắt đầu ra mắt thị trường. Việc này chắc chắn sẽ dẫn tới rủi ro cao không chỉ là sản phẩm dở dang, không phát hành được mà còn là phát hành mà thực tế thị trường lại không có nhu cầu. Với Lean Startup, bạn có thể nhanh chóng kiểm thử được mức độ phù hợp của sản phẩm, đo lường được khách hàng với một chi phí thấp. Từ đó sản phẩm được phát triển dựa trên đúng những gì mà khách hàng cần, doanh nghiệp có, và tất nhiên là rủi ro sẽ giảm.
  • Học hỏi có kiểm chứng: Với Lean Startup – Khởi nghiệp tinh gọn được học hỏi phát triển nhờ vào chính nhu cầu và phản hồi trực tiếp từ khách hàng và đã tạo ra được sự cải tiến liên tục trong từng giai đoạn. Bạn sẽ không mất cả dự án thất bại để học hỏi được một bài học, bởi bạn sẽ được rất nhiều bài học từ trong chính những phần nhỏ cải tiến của sản phẩm. Việc này thúc đấy rất nhiều sự phát triển kỹ năng, kiến thức của các chủ doanh nghiệp, CTO hay Project Manager

Có thể nói, Lean Startup là một “bình thường mới” trong thời kỳ biến động không ngừng. Và chắc hẳn mọi người sẽ cảm thấy những đặc điểm của Lean Startup có điểm tương đồng rất lớn với Agile, bởi ta có thể xem rằng Lean Startup chính là một phương pháp của mô hình Agile. Mô hình Agile cho phép các nhà phát triển tư duy theo hướng loại bỏ thời gian và nguồn lực lãng phí vào giả định và phát triển sản phẩm theo kế hoạch chi tiết, mà thay vào đó là tạo ra sản phẩm khả thi tối đa theo từng bước và tăng trưởng dần dần.

Quy trình sơ lược của Lean Startup

  • Xây dựng: Chọn ra 1 hoặc một vài tính năng cơ bản nhất của sản phẩm và phát hành bản đầu tiên.
  • Đo lường: Đưa sản phẩm đến nhóm khách hàng tiềm năng để đánh giá tính hiệu quả.
  • Học hỏi: Tiếp nhận phản hồi từ khách hàng và tiếp tục cải tiến, phát triển sản phẩm.
quy-trinh-so-luoc-cua-lean-startup

Quy trình sơ lược của Lean Startup

Qua mỗi quy trình như trên, bạn sẽ sớm học hỏi và xây dựng được các sản phẩm thực sự để kiểm tra độ khả thi trong các giả thiết kinh doanh. Nếu thành công hoặc nhận thấy có nhiều cơ hội nhờ các quy trình ấy, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục kiểm thử trên các nhóm khách hàng mới, bổ sung nguồn lực để thử nghiệm được cải tiến hơn và mở rộng mô hình kinh doanh. 

Các kỹ năng và quy trình cụ thể về Lean Startup rất nhiều, ngoài ra bạn cần kết hợp với các kiến thức khác để có thể triển khai Lean Startup một cách tốt nhất. 

Ví dụ về một dự án theo phương pháp Lean Startup – Dự án Khóa học Agile Product Manager

Năm 2018, Học viện Agile cảm thấy nhu cầu học của các CTO về tư duy phát triển sản phẩm là rất lớn, bởi họ thường gặp phải những lỗi về phát triển sản phẩm như: Sản phẩm sai nhu cầu thị trường, tốn kém chi phí, thiếu nguồn lực, thiếu năng lực tư duy bài bản về sản phẩm,…

Sau đó Học viện Agile đã ra mắt khóa ngắn ngày đầu tiên với tên gọi CTO Leadership.

Sau 2 khóa diễn ra thành công, cũng nhận thấy nhu cầu thị trường còn nhiều, Học viện Agile đã cải tiến tới phiên bản CTO 4.0 diễn ra tới 4 tháng, bao quát kiến thức tới nhiều vấn đề như Lean Startup, Scrum, Design Thinking,…

Tới đầu năm 2021, cho rằng thị trường không chỉ bó hẹp CTO, Học viện Agile đã quyết định đổi tên thành khóa Agile Product Manager dành cho CTO, Project Manager, R&D Manager.

Tại Học viện Agile, chúng tôi liên tục tìm hiểu và cải tiến tất cả các khóa học, và xin được giới thiệu tới bạn đọc khóa Agile Product Manager – Cung cấp kiến thức bài bản cùng kinh nghiệm phong phú cho người dẫn dắt sản phẩm trong môi trường kinh doanh biến động và cạnh tranh khốc liệt.

Với khóa học Agile Product Manager, chúng tôi đã liên tục cải tiến để đưa ra 4 nội dung tốt nhất cho học viên:

  • Mission 1: Building products customers love – Tiếp cận các giá trị về sản phẩm, khách hàng dựa trên nguyên tắc về phát triển phần mềm linh hoạt và vận hành tinh gọn.
  • Mission 2: Developing Customers – Phát triển chiến lược sản phẩm đúng trọng tâm nhu cầu của khách hàng giúp tăng trưởng toàn doanh nghiệp.
  • Mission 3: Building high performing team – Xây dựng nhóm hiệu suất cao và kỹ năng quản lý nhóm hiệu quả, là bước đệm để trở thành một nhà lãnh đạo thực thụ.
  • Mission 4: Building company – Hành trình từ phát triển cá nhân, nhóm tới lãnh đạo toàn doanh nghiệp như văn hóa, con người, công nghệ. Nội dung được xây dựng từ những kiến thức phát triển năng lực lãnh đạo hàng đầu.

Đó là một ví dụ ngắn gọn về sự cải tiến không ngừng của sản phẩm để tối ưu phù hợp với khách hàng và cũng là điển hình cho phương pháp Lean Startup. Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể hiểu được phần nào về Lean Startup

Bài viết liên quan: