Trong quy trình tuyển dụng, CV là thông tin quan trọng mà ứng viên phải gửi cho nhà tuyển dụng. Vì vậy, một ứng viên BA có Business Analyst CV chất lượng sẽ tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng. Khi lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng qua vòng lọc CV, ứng viên sẽ có cơ hội đi tiếp các vòng sau. Vì vậy, trong ngành BA để có một CV chất lượng cần có thông tin gì và cần lưu ý gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Công việc của một Business Analyst đòi hỏi ứng viên cần trang bị nhiều kỹ năng. Trong đó, tư duy logic, cách diễn đạt thông tin là yếu tố khá quan trọng, quyết định tới kết quả làm việc. Do đó, việc thể hiện được tố chất của ứng viên vào Business Analyst CV khá quan trọng. Bằng cách thể hiện CV trình bày thông tin có cấu trúc rõ ràng, mạch lạc và logic sẽ là điểm cộng lớn. Điều này chính là một trong những dấu hiệu để nhà tuyển dụng nhận biết ứng viên có phù hợp với vị trí Business Analyst hay không.
Thông tin cá nhân là thông tin bắt buộc, cơ bản nhất mà CV nào cũng phải có và là thông tin đầu tiên mà doanh nghiệp, nhà tuyển dụng muốn biết về ứng viên. Do đó, ứng viên nên để thông tin ở phần đầu của Business Analyst CV, ở vị trí dễ nhìn nhất. Nhóm thông tin này cơ bản gồm có: họ tên đầy đủ, ngày sinh, địa chỉ email, số điện thoại, địa chỉ sinh sống. Nhà tuyển dụng sẽ sử dụng thông tin này của ứng viên để liên hệ với ứng viên sau này. Việc cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng nhà tuyển dụng của ứng viên.
Đối với ngành Business Analyst, học vấn không phải là yếu tố quyết định tất cả nhưng là yếu tố bắt buộc. Học vấn thể hiện chuyên ngành đào tạo của ứng viên có phù hợp với yêu cầu công việc của tuyển dụng không? Ngoài ra, ở phần này ứng viên có thể liệt kê các Chứng chỉ khác liên quan tới công việc đang ứng tuyển. Ở thị trường tuyển dụng ngày nay, việc có thêm các chứng chỉ Business Analyst quốc tế là một điểm cộng cho ứng viên.
* Xem thêm: 3 cấp độ Business analyst certification bạn cần hiểu rõ
Thông thường ở Business Analyst CV sẽ yêu cầu trình bày kinh nghiệm làm việc của ứng viên. Do đó, trong CV ứng viên cần thể hiện đầy đủ thông tin này. Đặc biệt với vị trí Business Analyst, việc thể hiện rõ ràng và đầy đủ kinh nghiệm sẽ gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Cụ thể, phần thông tin này cần trình bày các nội dung sau:
Mỗi ngành nghề đều có những yêu cầu về kỹ năng riêng. Khi ứng tuyển vị trí Business Analyst, ứng viên không nên bỏ qua phần này và đặc biệt lưu ý các nội dung sau:
Những nội dung liên quan tới sở thích, sở trường và các hoạt động xã hội nên để sau cùng trong. Nội dung này ứng viên liệt kê ngắn gọn, thể hiện những ý chính liên quan đến bản thân nhất. Những thông tin này giúp cho nhà tuyển dụng hiểu thêm về bản thân ứng viên, có phù hợp với văn hóa doanh nghiệp và các hoạt động xã hội của doanh nghiệp hay không.
Thông thường Business Analyst CV được thể hiện trên 1 trang A4 là chuẩn. Vì vậy, khi bạn ứng tuyển vị trí Business Analyst nên tránh trình bày lan man, dàn trải. Bởi việc thể hiện nội dung ngắn gọn, sắp xếp hợp lý một phần thể hiện sự phù hợp với nghề BA.
Công việc Business Analyst yêu cầu ứng viên cần có kỹ năng nói, kỹ năng trình bày bằng văn bản. Vì vậy, việc thể hiện CV một cách chuyên nghiệp, tránh sai chính tả, ngôn ngữ lộn xộn giúp ứng viên ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Việc chuẩn bị một Business Analyst CV kỹ lưỡng, chất lượng sẽ giúp ứng viên ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Từ đó cơ hội việc làm của ứng viên sẽ cao hơn và ứng viên có cơ hội thỏa thuận lương dễ dàng hơn. Hy vọng bài viết này của Học viện Agile sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích để bước chân vào ngành Business Analyst đầy hấp dẫn này.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.