Trong thời đại hiện nay, vừa để đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh tế trên quy mô toàn cầu, vừa để mang lại giải pháp để phát triển trước tình hình dịch bệnh, thì doanh nghiệp không thể không ứng dụng dụng chuyển đổi số.
Để giúp người đọc hiểu rõ hơn về chuyển đổi số quốc gia, tính tất yếu và lịch sử chuyển đổi số cũng như định hướng của Việt Nam về chuyển đổi số, chúng tôi xin cung cấp các thông tin qua bài viết sau:
Lịch sử chuyển đổi số quốc gia
Nhân loại đã trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp mang đến sự thay đổi toàn diện trên thế giới. Đặc biệt cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với khái niệm chuyển đổi số sẽ mang đến sự thay đổi về “chất”, cũng như về “lượng” trên toàn cầu. Hãy cùng nhìn lại những cuộc cách mạng công nghiệp trước đây để thấy được tính kế thừa và phát triển của lịch sử nhân loại.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
Ra đời năm 1784, cuộc cách mạng công nghiệp được đánh dấu bởi sự kiện James Watt phát minh ra động cơ hơi nước. Và tạo nên một kỷ nguyên mới với việc ứng dụng cơ khí, cơ giới hóa vào sản xuất thay thế cho hệ thống kỹ thuật cũ kỹ của thời đại nông nghiệp. Nhờ cuộc cách mạng công nghiệp này giúp cho sự phát triển năng lực sản xuất và là tiền đề cho các cuộc cách mạng công nghiệp tiếp theo.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai
Cuộc cách mạng này diễn ra từ khoảng năm 1987 đến Thế Chiến I. Cuộc cách mạng công nghiệp lần này chủ yếu về việc sử dụng năng lượng điện và ra đời của các dây chuyền sản xuất quy mô lớn. Sự chuyển đổi sản xuất trên cơ sở điện- cơ khí và giai đoạn tự động hóa cục bộ đã mang lại kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, thúc đẩy sự ra đời của các dây chuyền lắp ráp.
Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 3
Được xuất hiện năm 1969, cuộc cách mạng lần này với sự ra đời của công nghệ thông tin và ứng dụng vào để tự động hóa sản xuất. Nhờ cuộc cách mạng này đã giúp tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm chi phí để đưa ra lượng hàng hóa đảm bảo cho tiêu dùng.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Lịch sử chuyển đổi số được bắt đầu từ khái niệm “Industrie 4.0” trong bản báo cáo của Đức năm 2013. Khái niệm này đã đưa ra sự kết nối hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh trong mọi lĩnh vực.
Thực chất cuộc cách mạng này được lấy nền tảng từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 để mang lại hiệu quả vượt trội trong mọi mặt. Cốt lõi của kỹ thuật số trong cách mạng lần này là AI ( trí tuệ nhân tạo), IoT (Internet of Things) và Big Data. Điều này sẽ ứng dụng vào các lĩnh vực để mang lại sự thay đổi toàn diện.
Theo dự đoán trong khoảng 15 năm tới thế giới sẽ có những diện mạo mới, bắt cuộc mọi quốc gia, các doanh nghiệp sẽ phải thay đổi để đáp ứng với cục diện mới này.
Cách mạng công nghiệp lần 4 mang đến cơ hội, và cũng đầy thách thức với nhân loại.
Một số sự thay đổi do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang đến
Tính tất yếu của chuyển đổi số quốc gia
Cũng giống như các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này mang tính tất yếu của lịch sử trên toàn cầu. Đây là sự chuyển đổi tích hợp giữa số hóa, siêu kết nối và xử lý dữ liệu thông minh.
Hơn nữa tình hình bệnh dịch đang trở thành hiểm họa của mỗi quốc gia thì việc chuyển đổi số quốc gia nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng là điều cần thiết.
Theo các nghiên cứu thị trường của các công ty IDC, Gartner đã khẳng định những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia và doanh nghiệp từ điều hành quản lý, hoạch định chiến lược cho đến nghiên cứu, kinh doanh,…
Chuyển đổi số sẽ giúp Nhà nước thay đổi quy trình, mô hình và phương thức hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Việc mỗi quốc gia chuyển đổi số sẽ đem lại sự hoàn chỉnh tổng thể về thể chế pháp lý, đảm bảo cơ sở hạ tầng số. Từ đó người dân thuận lợi hơn trong việc nắm bắt thông tin và thuận lợi hơn trong các hoạt động xã hội.
Chuyển đổi số quốc gia còn giúp các cơ quan của nhà nước bỏ qua những thủ tục cồng kềnh, mất thời gian trong khi xử lý công việc đem lại hiệu quả cao hơn.
Người đứng đầu mỗi cơ quan dễ dàng kiểm soát, quản lý công việc thuận tiện hơn, dễ đánh giá hiệu quả của mỗi cán bộ trong công việc.
Giảm nhân lực trong việc xử lý công việc, tinh gọn bộ máy, đơn giản thủ tục hành chính, tiết kiệm ngân sách trả lương cho cán bộ của nhà nước.
Chuyển đổi số quốc gia ngoài việc mang lại hiệu quả cho cơ quan nhà nước, còn mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp:
Đầu tiên là sự cắt giảm chi phí vận hành và tiếp cận nhiều khách hàng hơn, dễ dàng trong việc ra quản lý: ra quyết định nhanh chóng, nắm bắt tiến độ chính xác, tối ưu hóa công việc của nhân viên, mang lại hiệu quả trong hoạt động và nâng cao sự cạnh tranh.
Theo nguyên cứu của Microsoft chuyển đổi số giúp nâng cao năng suất lao động tăng 15% năm 2017 và 21% năm 2020.
=> Xem thêm: Giải pháp chuyển đổi số trong kinh doanh cho doanh nghiệp
Ảnh hưởng của chuyển đổi số quốc gia trên thế giới
Định hướng chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam
Trong xu thế chung của toàn cầu, Việt nam cần chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này và đặc biệt là đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Do đó, chính phủ đã ban hành thực hiện chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW, và Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 14-1-2020 về “Thúc đẩy phát triển công nghệ số Việt Nam”, Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3-6-2020 phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Chuyển đổi số cấp quốc gia chính là trở thành chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Còn ở cấp độ địa phương, chuyển đổi số sẽ chuyển hướng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số của từng địa phương. Mỗi địa phương chuyển đổi số thành công sẽ đem lại sự thành công của chuyển đổi số cấp quốc gia.
Để chuyển đổi số trước tiên phải thay đổi nhận thức. Cơ quan và tổ chức thay đổi việc sử dụng nguồn lực, hệ thống kỹ thuật sẵn có để đồng bộ hóa, tái cấu trúc của cơ quan tổ chức của mình, chuyển đổi từ môi trường truyền thống sang môi trường số.
Mục tiêu là xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, tạo nền tảng chuyển đối số quốc gia và từng bước để tiến hành kinh tế số và xã hội số. Cả nước hướng đến 2030 hoàn thành xây dựng chính phủ số, đạt 30% GDP và đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và thứ 3 trong khu vực ASEAN về chính phủ điện tử và kinh tế số.
Để chuyển đổi số thành công thì vấn đề nhân lực chất lượng cao, tư duy thay đổi được đặt ra đầu tiên. Bởi nếu bạn set up cả hệ thống công nghệ số, nhưng nhân viên không biết vận hành thì sự chuyển đổi sẽ gặp khó khăn. Do vậy các doanh nghiệp cần thay đổi khung làm việc trước để nhân viên thích ứng dần với chuyển đổi số. Mô hình Agile được các tập đoàn công nghệ như Amazon, Apple, Facebook, Google, Microsoft hay Airbnb, Samsung… ứng dụng mạnh mẽ và mang lại hiệu quả vượt trội, tiết kiệm chi phí và nhân lực trong việc triển khai dự án.
Trên đây là những thông tin về chuyển đổi số quốc gia và định hướng của Việt Nam trong việc xây dựng nền kinh tế số. Để đảm bảo việc chuyển đổi số một cách hoàn thiện thì các doanh nghiệp Việt cần trang bị cho mình những kiến thức, mô hình sáng tạo để đảm bảo việc chuyển đổi số thành công.
Mục tiêu của chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam
Chương trình Tư vấn & Huấn luyện Agile cho doanh nghiệp
Chuyển đổi số nổi lên như là một xu hướng mới trong quản trị doanh nghiệp trong những năm gần đây. Trong đó, việc áp dụng mô hình Agile được ghi nhận là giúp tăng tỉ lệ thành công của các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số.
Tuy nhiên, Agile không phải là “phép nhiệm màu” cho mọi doanh nghiệp chuyển đổi số. Để chuyển đổi số thành công, các doanh nghiệp cần triển khai Agile bài bản và đồng bộ ngay từ đầu.
Thấu hiểu những vấn đề trên, Học viện Agile đã xây dựng Khóa huấn luyện Agile cho doanh nghiệp (Agile Coaching) giúp tối ưu hóa việc áp dụng Agile vào tổ chức, với 4 giai đoạn chính:
- Tư vấn lộ trình
- Tư vấn kỹ thuật
- Đào tạo
- Huấn luyện nhóm mẫu
Một số đơn vị tiêu biểu đã được Học viện Agile tư vấn chuyển đổi thành công: Viettel, MSB, Techcombank, VNDIRECT, F88, VPBank, 30Shine, LOGIVAN, NTQ Solution, Bravestars…
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan: