Tư duy phát triển (Growth Mindset) đã trở thành một thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong các buổi hội thảo, cuộc họp tại nơi làm việc
Vậy chính xác Growth Mindset là gì, với vai trò là nhà lãnh đạo, chúng ta có thể làm gì để phát triển nó trong công ty?
Growth Mindset là gì?
Nếu bạn chưa biết về Growth Mindset, có một cách đơn giản để nắm bắt một cách nhanh chóng khái niệm này: tư duy cố định sẽ nhìn tài năng và khả năng làm việc là một thứ bị giới hạn, ngược lại tư duy phát triển lại nhận thức rằng tài năng và khả năng làm việc có thể được cải thiện.
Giáo sư Carol Dweck tại đại học Stanford đã có những nghiên cứu về Growth Mindset và tin rằng nó có những tác động quan trọng tới tư duy vượt qua rào cản của các lãnh đạo.
Những nghiên cứu của giáo sư Carol đã chỉ ra rằng khi các nhà quản lý truyền tải Growth Mindset cho các thành viên trong nhóm, họ sẽ tích cực học tập và phát triển từ đó đưa ra được những ý tưởng đột phá mới.
Growth Mindset có thể được chuyển hóa một cách tích cực ở bất cứ tổ chức nào. Theo tổ chức NeuroLeadership, lý do phổ biến mà một tổ chức đầu tư vào Growth Mindset là sự linh hoạt trong bối cảnh đối mặt với sự thay đổi về công nghệ nhanh chóng hiện nay.
Đáng chú ý nhất: CEO của Microsoft – Sayta Nadella đã chuyển dịch một công ty công nghệ khổng lồ từ triết lý “biết-mọi-thứ” (know-it-all )thành “học-mọi-thứ” (learn-it-all).
- Nuôi dưỡng tư duy phát triển và chứng kiến sự đổi mới thăng hoa. Từ góc độ doanh nghiệp, lợi thế đem lại từ văn hóa tư duy phát triển là rõ rệt. Ngày nay càng nhiều công ty cố gắng tiếp cận và thích nghi với công nghệ mới và quy trình mới – chú trọng vào sự đối mới – để đối mặt với cuộc cách mạng kỷ nguyên số mới và các đối thủ cạnh tranh.
- Những nhà lãnh đạo khôn ngoan biết rằng họ cần tập trung đổi mới sáng tạo để giúp cho doanh nghiệp của họ có thể bứt phá giữa đám đông. Tuy nhiên khi tiếp cận với đổi mới, có rất nhiều vấn đề nổi lên, trong đó điển hình là việc khiến cho các nhân viên với tư duy truyền thống dám đổi mới sáng tạo với những sáng kiến mới. Và với việc sợ thất bại và không dám đổi mặt thử thách đã ngăn chặn chính họ trở nên sáng tạo.
- Thêm vào đó, các nhân viên có thể còn không muốn phá vỡ rào cản và thử những điều mới mẻ bởi họ sợ bị đánh giá.
- Để có thể thực sự nuôi dưỡng và kích thích một văn hóa đổi với Growth Mindset, các nhà lãnh đạo và các nhóm cần cùng nhau tránh xa khỏi vùng thoải mái, cần cảm thấy phấn khích và dũng cảm với những ý tưởng mới, niềm tin mới.
Growth Mindset không phải là một tuyên ngôn –Growth Mindset là một hành trình
- Sự chuyển dịch văn hóa theo Growth Mindset đỏi hòi nhiều hơn chỉ là sự khởi động – cố gắng tiếp cận rồi rời bỏ. Nó không phải là một chiến dịch phát triển thương hiệu mà không cần đến sự tương tác của nhân viên và các yếu tố giúp thúc đẩy.
- Theo nhóm quản lý tại Panasonic Automative, kinh nghiệm với Growth Mindset không quá khác biệt – công ty chúng tôi đã trải qua một thời kỳ chuyển đổi số toàn cầu quan trọng – với nhiều vai trò mới trong sự thay đổi của cả tổ chức:
- Nhờ áp dụng chiến lược tư duy phát triển vào toàn thể cấp lãnh đạo – chúng tôi đã làm việc không biết mệt mỏi để có thể chắc chắn rằng toàn bộ nhân viên có thể tiếp thu những bộ kỹ năng mới cần thiết và từ đó là tiền đề để có thể hướng đến sự phát triển chung của cả tổ chức
Hành trình hình thành Growth Mindset cho người bắt đầu
3 hành động nhằm hỗ trợ văn hóa Growth Mindset
Là một lãnh đạo, việc xây dựng, nuôi dưỡng và kích thích văn hóa học hỏi, đổi mới sáng tạo có thể là yếu tố cốt lõi giúp công ty tiến về phía trước, nuôi dưỡng tư duy phát triển giữa các nhóm là một cách để hỗ trợ họ:
- Thúc đẩy việc học tập liên tục: kinh doanh và thế giới số đang thay đổi nhanh chóng, vì vậy những gì bạn biết giờ đây đã có thể không còn liên quan đến những gì bạn phải học. Nói theo cách khác, việc biết cách trả lời một câu hỏi có thể không còn quan trọng bằng việc có khả năng đặt những câu hỏi đúng ngay từ ban đầu. Cố gắng thích nghi và kích thích tư duy này sẽ giúp nhân viên luôn phát triển được bản thân của họ
- Duy trì hệ thống quản lý học tập – LMS: hệ thống quản lý học tập của bạn không có giá trị gì trừ khi bạn có một chiến lược để thúc đẩy các lãnh đạo của bạn tự nguyện tham gia và luôn theo sát sự phát triển đó. Sử dụng công nghệ LMS để làm các video, đăng tải các báo cáo, cung cấp các khóa huấn luyện với những nội dung hữu ích. Một hệ thống LMS có thể dễ dàng truy xuất thông tin, dễ dàng sử dụng và luôn đầy đủ thông tin để có thể xây dựng kỹ năng nhân viên và kiến thức của họ bất cứ đâu tại bất cứ thời điểm nào. Một hệ thống LMS sẽ ngày càng phát triển và giàu kiến thức hơn khi các nhóm bắt đầu cùng nhau xây dựng những nội dung giá trị cho hệ thống ở bất kỳ lĩnh vực nào
- Khuyến khích sự trao đổi và các cuộc tranh luận: Tôi tin rằng Growth Mindset có thể thật sự tác động nhờ sự trao đổi và tranh luận giữa các quản lý qua các cuộc nói chuyện thường ngày và các buổi rà soát. Các nhà lãnh đạo cần dành thời gian lắng nghe nhân viên và nhận ra những điều tiêu cực từ họ. Họ có thể giúp huấn luyện các nhân viên của mình để sửa đổi cách tiếp cận từ “Điều này là không thể…” “Tôi thật sự không làm được việc này …” …. Huấn luyện tư duy phát triển có thể giúp thành viên của các nhóm chuyển đổi với sự tự nhận thức tới những thông điệp tích cực hơn như: “Công việc này khó nhưng tôi có thể …”, “Tôi đang gặp khó khăn ở….”, và “Tôi hiện tại chưa thể …”
Suy nghĩ khác biệt cùng hành động khác biệt sẽ đưa bạn đi xa
- Duy trì tinh thần Growth Mindset sẽ đưa đến cho các nhà lãnh đạo và tổ chức những cơ hội đội mới và thành công. Tuy nhiên, để tạo ra sự chuyển dịch văn hóa từ tư duy cố định sẽ cần nhiều yêu cầu hơn là chỉ khởi động – tiếp cận rồi rời bỏ.
- Một văn hóa Growth Mindset không thể chỉ là một chiến dịch phát triển thương hiệu mà không có sự tương tác và các yếu tố hỗ trợ. Nó cần phải là một phần của chiến lược tổng thể của công ty
- Những công ty và các nhà lãnh đạo với suy nghĩ hướng về phía trước như vậy, họ sử dụng những phương pháp tiếp cận “giải pháp – vấn đề” để đi từ dưới lên với những vấn đề và thách thức
- Quan trọng hơn cả, các tổ chức cần nỗ lực cho văn hóa Growth Mindset, để bước đến sự đổi mới – đòi hỏi các lãnh đạo cần là những người tiên phong đi những bước đầu tiên để đảm bảo rằng họ có thể đưa đến một lực đẩy lớn và tạo ra những sự thay đổi vượt bậc
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan: