Theo những thống kê gần đây, trong lĩnh vực nghề nghiệp công nghệ phần mềm, ngoài các cái tên quen thuộc như lập trình viên thì BA là vị trí đang cần một nguồn nhân lực lớn trong tương lai. Để bắt đầu với con đường trở thành BA thành công, các Business Analyst Fresher sẽ rất cần tới chia sẻ về hành trang nghề nghiệp rõ ràng. Cùng Học viện Agile bóc tách vấn đề và làm rõ để các bạn tự tin vững bước hơn với quyết định của mình.
Mục lục
ToggleMỗi công việc đều có một lộ trình phát triển, bắt đầu với nghề nghiệp nào bạn cũng nên tìm hiểu để biết được con đường mình sẽ đi sẽ như thế nào. Với business analyst, một nhân viên mới muốn trở thành người thành công, đạt được vị trí cao trong tổ chức sẽ trải qua các vị trí tương ứng với cấp bậc, kiến thức chuyên môn của mình: Fresher, Junior, Senior, Leader, Management Consultant và C – Level.
– Business Analyst Fresher: Đây là vị trí bắt đầu phổ biến và cần thiết cho một BA. Tuỳ thuộc vào mỗi công ty, tập đoàn hay dự án mà có những yêu cầu riêng cho vị trí fresher. Nhưng nhìn chung, nếu là người mới hoàn toàn muốn phát triển thì bạn sẽ phải đảm nhận vị trí BA này ít nhất 1 năm.
– Junior BA: Đảm nhận vị trí này ứng viên chủ yếu chịu trách nhiệm hỗ trợ người phụ trách trong các dự án. Hỗ trợ, tiếp cận các cách làm dự án, theo các với dữ liệu, hệ thống. Khi quen dần với công việc có thể bạn sẽ được đảm nhiệm các công việc chính của một BA trong dự án cụ thể nào đó. Giai đoạn này điều bạn cần làm là xây dựng cho mình khung phát triển vững chắc, tránh để sự tác động của môi trường làm lung lay mục tiêu của mình. Sau 1 – 2 năm làm quen, có được cho mình nền tảng kiến thức chuyên môn, kỹ năng tốt nhất thì bạn đã có thể đảm nhận riêng một dự án.
– Senior BA: Đạt được vị trí senior BA rồi, bạn đã quen và làm tốt các công việc của một dự án, quen với nhịp điệu làm việc của công ty, thì cũng là lúc sẵn sàng đón nhận các thử thách mới. Phạm vi công việc của senior BA sẽ được mở rộng hơn cũng như đi sâu hơn. Thường ở giai đoạn này, BA sẽ lựa chọn cho mình một hướng đi thiên về chuyên môn riêng để phát triển con đường sự nghiệp theo hướng đó. Ví dụ có BA chuyên về mảng tài chính, BA chuyên về dự án website, phần mềm… Senior BA sẽ là người đưa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ những nút thắt vấn đề công việc giữa khách hàng và team nội bộ.
– BA Leader: Sau quãng thời gian thử thách mình với vị trí Business Analyst Fresher, lên Junior và Senior, trau dồi đủ các yếu tố cần thiết của một BA giỏi, bạn sẽ được cân nhắc ở vị trí cao hơn. Có hai lựa chọn chính dành cho BA là trở thành BA Leader hay Management Consultant. Ở vị trí BA Leader sẽ thiên về quản lý dự án, các dự án lớn và quản lý đội ngũ nhân sự bên dưới. còn vị trí BA Management Consultant sẽ thiên về việc tư vấn, đề xuất giải pháp chiến lược.
– C – level: được xem là trình độ cao nhất mà một BA có thể đạt được. Ngoài những yếu tố cần thiết của BA thành công, bao gồm chuyên môn sâu và kỹ năng tuyệt đỉnh thì BA cần trau dồi thêm kiến thức liên quan khác để có thể đạt C – level. Kiến thức về tài chính, quản lý doanh nghiệp, nhân sự… BA có thể được đảm nhận các vị trí CIO – Chief Information Officer, CTO – Chief Technology Officer, hoặc COO – Chief Operating Officer
=> Xem thêm: Lộ trình business analyst roadmap chuẩn để thành công
Một lộ trình rõ ràng giúp cho ứng viên Business Analyst Fresher dễ hình dung con đường mình phải đi làm như thế nào. Trong lộ trình phát triển của bản thân, BA cần nhận định được những khó khăn và thách thức mình sẽ phải đối mặt để nhìn nhận bản thân, định hướng tốt con đường đi của mình.
Những khó khăn, thách thức rất đời thường mà các BA thường gặp phải trong quá trình phát triển sự nghiệp của mình:
– Sự mơ hồ về phạm vi chức năng nghiệp vụ. Vì đảm nhận nhiều việc, vai trò có liên quan đến các công nghệ và kinh doanh nên dễ bị nhầm lẫn vai trò của bản thân mình.
– Các yêu cầu nghiệp vụ có thể không được xác định đúng.
– Cần một nguồn năng lượng lớn, không chỉ thúc đẩy bản thân mà còn truyền tải đến các bên liên quan dự án.
– Dễ xảy ra mâu thuẫn giữa các bên, BA phải là người hiểu và tìm ra giải pháp để xoa dịu vấn đề.
– Là người chịu trách nhiệm kết nối các bên, nên trách nhiệm của BA thường rất lớn. Sẽ phải sử dụng linh hoạt giữa các thuật ngữ chuyên môn và kinh doanh để truyền tải thông tin, một sự sai lệch nhỏ có thể tạo nên điểm sai lớn trong sản phẩm cuối cùng.
Nhìn nhận ra những khó khăn thách thức này, liệu bạn có tự tin để tiếp tục con đường trở thành BA chuyên nghiệp của mình?
Lựa chọn con đường phát triển thành BA chuyên nghiệp, bạn đã định vị được bản thân mình là ai chưa?
Xuất phát điểm của bạn: Bạn là sinh viên, người làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin với nền tảng chuyên môn về công nghệ, phần mềm? Bạn là dân chuyên về kinh tế, tài chính, quản trị muốn thử sức mình với lĩnh vực công nghệ? Hay bạn là người làm kinh doanh cho công ty thiên về công nghệ?
Bạn có tố chất của một BA thành công: Bạn có kỹ năng giao tiếp ổn, khả năng thích ứng, xử lý vấn đề và là người có thể chịu được áp lực, chịu được sức ép từ các bên liên quan? Bạn có tư suy tốt, tính cầu tiến và sẵn sàng tiếp thu? Bạn muốn làm việc tiếp xúc với nhiều người, đàm phán và thuyết phục tốt?
Những câu hỏi được đặt ra liên tiếp để bạn tự trả lời, tự nhìn nhận định vị lại bản thân mình. Điều này sẽ giúp bạn chấm điểm phù hợp của bản thân với nghề BA.
Bắt đầu với Business Analyst Fresher bạn có cơ hội để bổ sung kiến thức chuyên môn, các kỹ năng khác cho bản thân, điều này là cần thiết.
Không chỉ là kiến thức chuyên môn thiên về kỹ thuật, phần mềm mà còn là kiến thức về hệ thống, nghiệp vụ và kỹ năng. Tuỳ thuộc vào từng môi trường làm việc, các BA sẽ có chương trình đào tạo phù hợp với định hướng phát triển của công ty. Ngoài ra, để đi nhanh và thành công hơn thì BA rất cần học hỏi từ trải nghiệm thực tế, từ những người làm việc cùng mình và từ chính khách hàng. Đừng tự đóng cửa bản thân để mất đi cơ hội học tập.
Một hành trang nghề nghiệp đầy đủ và vững chắc nhất cho các BA đã được chia sẻ. Học viện Agile hy vọng đã mang đến cho bạn cái nhìn rõ nhất cho con đường nghề nghiệp của một BA. Ghi điểm nhà tuyển dụng trong Business Analyst CV bằng những kiến thức này cũng không hề tệ. Ngoài ra để có thể đàm phán mức lương cao hơn, bạn nên cập nhật cho mình những phương pháp phát triển dự án như Scrum trong mô hình Agile để mang lại những hiệu quả trong công việc của bạn. Scrum giúp cho bạn tổ chức công việc cá nhân và cả nhóm một cách linh hoạt và hiệu quả hơn. Chắc chắn việc tìm hiểu về Scrum và áp dụng có thể giúp ích nhiều cho công việc của bạn.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.