Đầu tư chứng khoán đem lại khả năng sinh lời cao nhưng cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro. Hãy cùng tìm hiểu cách quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán để giảm thiểu rủi ro và gia tăng lợi nhuận trong bài viết sau đây nhé!
Mục lục
ToggleThị trường chứng khoán luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro khó có thể lường trước được. Sự biến động của cổ phiếu phải chịu sự chi phối và tác động của nhiều yếu tố như tình hình kinh tế – xã hội, lạm phát, sự biến động của ngành nghề, tình hình của thị trường, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tâm lý, thị hiếu của các nhà đầu tư. Chính vì vậy, các nhà đầu tư cần phải phân tích kỹ lưỡng về các loại rủi ro này trước khi quyết định chọn mua cổ phiếu.
Tình hình kinh tế – xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt trong đời sống, trong đó có chứng khoán, cổ phiếu. Đặc biệt, sự biến động của cổ phiếu phụ thuộc rất nhiều vào định hướng phát triển kinh tế, chính sách của Nhà nước.
Nền kinh tế ổn định giúp gia tăng lượng cung tiền vào cổ phiếu, từ đó thúc đẩy tăng trưởng về mặt giá trị của thị trường chứng khoán. Ngược lại, nền kinh tế sa sút, tình hình xã hội bất ổn sẽ làm giảm triển vọng vào các cổ phiếu trên thị trường, giảm lượng cung tiền, kéo theo giá trị cổ phiếu xuống dốc.
Đây được xem là một trong những rủi ro chính trong đầu tư chứng khoán. Bởi thị trường chứng khoán có sự tham gia của nhiều yếu tố như cơ quan quản lý (Ủy ban chứng khoán, Sàn giao dịch), đơn vị cung cấp dịch vụ (Công ty chứng khoán), Nhà đầu tư (cá nhân, tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài). Do đó, sự thay đổi của một yếu tố bất kỳ đều có thể gây nên sự biến động của thị trường.
Nếu cơ quan quản lý lỏng lẻo, hệ thống luật thiếu chặt chẽ sẽ tạo thành sơ hở cho các bên liên quan lợi dụng để làm giá cổ phiếu, khiến các nhà đầu tư hoang mang, lượng tiền đổ vào chứng khoán giảm sút. Tuy nhiên, không ít đợt giảm giá rất mạnh trong ngắn hạn lại là cơ hội kiếm lời lớn hoặc mua cổ phiếu giá rẻ của các nhà đầu tư có kinh nghiệm.
Mỗi cổ phiếu sẽ đại diện cho một doanh nghiệp thuộc một ngành nghề kinh doanh khác nhau. Mỗi ngành nghề đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, do đó rủi ro ngành luôn hiện hữu theo chu kỳ nền kinh tế thị trường.
Trong một diễn biến tốt đẹp, các ngành được hưởng lợi từ chính sách kinh tế, nhu cầu của khách hàng tạo nền tảng tốt cho cổ phiếu trong ngành. Ngược lại, cổ phiếu có thể diễn biến xấu nếu ngành liên tiếp xảy ra những bất lợi.
Cổ phiếu thường có xu hướng phát triển theo đà hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp có mức tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận cũng như tình hình vay nợ, sử dụng vốn ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng của cổ phiếu. Từ đó, nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi với cổ tức được chia từ lợi nhuận giữ lại hằng năm. Ngược lại, nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, sử dụng vốn không hiệu quả, nợ xấu triền miên, sẽ làm giảm sức hút của cổ phiếu, nhà đầu tư cũng không thể nhận được cổ tức đều đặn mỗi năm.
Tính thanh khoản là thuật ngữ dùng để chỉ việc có nhiều người mua và người bán sẵn sàng tham gia trao đổi mua bán cổ phiếu hay không. Hay nói một cách đơn giản là bạn có dễ dàng mua bán cổ phiếu đó trên thị trường hay không. Tính thanh khoản của toàn thị trường là khá cao, tuy nhiên mỗi mã cổ phiếu lại có tính thanh khoản khác nhau.
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá là có tính minh bạch thấp, thường xảy ra tình trạng gian lận trong các báo cáo tài chính. Điều này đòi hỏi các nhà đầu tư chứng khoán phải có kiến thức sâu sắc, kinh nghiệm dày dạn cũng như tìm hiểu kỹ lưỡng để phân biệt giữa những gì người khác muốn cho mình thấy và những gì mình cần thấy.
Rủi ro là điều không thể tránh khỏi khi đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, nhà đầu tư hoàn toàn có thể tránh được các rủi ro, thậm chí kiếm được lợi nhuận lớn từ rủi ro, nếu được hướng dẫn và trang bị kiến thức đầu tư bài bản. Sau đây là 5 bước quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán tiêu chuẩn cho các nhà đầu tư tham khảo!
Xác định các rủi ro có thể xảy ra là bước đầu tiên trong quản lý rủi ro. Một sai lầm phổ biến của những người mới đầu tư chứng khoán là chỉ nhìn thấy lợi nhuận tiềm năng mà không để ý đến các rủi ro liên quan đến thị trường. Do đó, chỉ khi bạn chấp nhận các rủi ro tiềm ẩn thì mới có thể lập kế hoạch dự phòng chi tiết.
Các doanh nghiệp thường báo cáo kết quả kinh doanh theo quý, Chính phủ phát hành báo cáo kinh tế, Ngân hàng Trung ương quyết định lãi suất và một bear market (thị trường gấu) (giảm điểm) diễn ra khoảng 10 năm một lần. Đây đều là các sự kiện rủi ro nên được dự kiến và lên kế hoạch cho danh mục đầu tư của nhà đầu tư chứng khoán.
Trước khi tham gia bất cứ vị thế cổ phiếu nào, nhà đầu tư chứng khoán nên xác định điểm thoát lệnh nếu diễn biến không như kỳ vọng. Đối với các nhà giao dịch, nên có mức dừng lỗ dựa trên hành động giá chống lại giao dịch của mình. Đối với các nhà đầu tư, nên có kế hoạch thoát khỏi khoản đầu tư nếu các yếu tố cơ bản sụt giảm và xu hướng bán hàng, doanh thu của doanh nghiệp thay đổi.
Nhà đầu tư chứng khoán không nên dồn tất cả tài sản vào một loại tài sản hoặc dành tất cả danh mục cho 1 cổ phiếu. Cách tốt nhất là có sự tương quan giữa các lĩnh vực, các ngành nghề trong đầu tư để phân tán rủi ro.
Đây là một chiến lược quan trọng để bảo vệ lợi nhuận của nhà đầu tư chứng khoán. Một điểm chốt lời dựa trên hành động giá có thể cho nhà đầu tư biết lợi nhuận khi xu hướng bắt đầu có dấu hiệu thay đổi. Lý tưởng nhất là khi nhà đầu tư đạt được một khoản lợi nhuận thì dời điểm cắt lỗ lên tương đương để khóa lợi nhuận, bảo vệ thành quả.
Trên đây tổng hợp thông tin về quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán. Hy vọng bài viết này đã giúp các nhà đầu tư mới bắt đầu biết cách kiểm soát rủi ro và gia tăng lợi nhuận thông qua các quyết định đầu tư đúng đắn.
Để giúp các nhà đầu tư quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán, kiểm soát tiến độ, chi phí dự án và tăng khả năng thích ứng với thay đổi hiệu quả, Học viện Agile đã xây dựng khóa đào tạo Quản trị dự án Agile (Agile Project Management) với sự dẫn dắt của các giảng viên giàu kinh nghiệm.
Khóa học này được xây dựng dựa trên khung kiến thức PMI-ACP của Project Management Institute, Scrum Framework trong quản trị dự án, cung cấp kiến thức về quản trị dự án theo Agile một cách bài bản, hệ thống, cùng với đó là các phương pháp và công cụ thực hành giúp triển khai dự án hiệu quả và tối ưu chi phí.
Thông tin chi tiết: Khóa học Quản trị dự án Agile
Bài viết liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.