Khi thành lập doanh nghiệp, người lãnh đạo ngoài mong muốn doanh nghiệp có những bước tiến về doanh thu thì còn hy vọng xây dựng được văn hóa doanh nghiệp theo đúng bản sắc riêng làm nên thương hiệu nổi trội của công ty mình.
Hiện nay có 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến trên thế giới. Mỗi mô hình có những điểm nổi bật và dựa theo mức độ của các yếu tố như: phân cấp, quy trình, cạnh tranh, hợp tác, cộng đồng và xã hội. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp thế nào, những đặc điểm của các mô hình là gì, chúng tôi xin gửi các thông tin qua bài viết sau đây.
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp chính là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp trở thành giá trị, truyền thống hoạt động của doanh nghiệp chi phối mọi hành động, suy nghĩ của các nhân viên trong doanh nghiệp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp
Có thể nói việc hình thành văn hóa doanh nghiệp là một quá trình và chịu nhiều ảnh hưởng bởi các yếu tố, đặc biệt là 3 yếu tố sau:
- Văn hoá dân tộc: Thông thường mỗi doanh nghiệp ở trên mỗi quốc gia phải dựa vào tinh thần văn hóa dân tộc của quốc gia đó. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam phải dựa trên văn hóa dân tộc Việt Nam như tinh thần nhân văn, lá lành đùm lá rách, ý chí phấn đấu, tự cường,…để xây dựng văn hóa cho công ty mình.
- Người lãnh đạo, sáng lập công ty: Mỗi người lãnh đạo sẽ có “gu” của mình về ý thức, niềm tin, định hướng, câu chuyện thương hiệu riêng.
- Ảnh hưởng từ nguồn văn hóa bên ngoài: kinh nghiệm từ cá nhân của doanh nghiệp khác, hay những xu hướng, trào lưu xã hội.
Tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp. Thực tế nhiều tập đoàn công nghệ như Google, Facebook ngoài việc cung cấp những lợi ích về dịch vụ cho khách hàng còn xây dựng văn hóa doanh nghiệp thành công.
Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp sẽ mang lại những lợi ích sau:
- Văn hoá doanh nghiệp giúp cho nhân viên của công ty biết được vai trò của mình với doanh nghiệp.
- Giúp khích lệ tinh thần, động lực làm việc của mỗi người.
- Giúp kết nối toàn bộ nhân viên trong công ty. Tạo nên khí thế của một tập thể vững mạnh.
- Văn hoá doanh nghiệp hướng toàn bộ nhân viên thực hiện nhiệm vụ chung.
- Tạo động lực giúp mọi nhân viên vượt qua mọi thử thách, khó khăn của công ty.
=> Xem thêm: Bài học từ mô hình văn hoá doanh nghiệp của Google
4 mô hình văn hóa doanh nghiệp
4 mô hình văn hoá doanh nghiệp
Hiện nay trên thế giới đã hình thành 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp như sau:
Mô hình văn hoá doanh nghiệp gia đình
Gia đình nhiều người sẽ liên tưởng đến sự ấm áp thân thuộc và rất nhân văn. Với mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên trong công ty khá gần gũi, thức bậc trên dưới như gia đình.
Người lãnh đạo được ví như người cha có quyền hành, tài giỏi và nhân viên là người con.
Mô hình này đem lại sự hài lòng, tạo ra động lực làm việc, năng suất cao. Người lãnh đạo cần làm gương, tạo được hình mẫu riêng, thân thiện, ôn hòa và không đe dọa, tạo áp lực.
Người lãnh đạo đem lại nguồn năng lượng dồi dào, sức hấp dẫn từ đó khiến cấp dưới say mê công việc.
Mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình đem lại sự hòa hợp giữa các thành viên.
Áp lực với mỗi nhân viên không phải là tài chính hay pháp lý mà là đạo đức xã hội.
Người nhiều tuổi hơn sẽ có nhiều quyền hành hơn và được hướng dẫn toàn diện và họ trung thành tuyệt đối để xứng đáng với vị trí của mình.
Quan hệ gia đình trong doanh nghiệp khá lâu bền và ổn định. Mô hình này quan tâm đến sự phát triển con người hơn là khai thác năng lực con người. Người thực hiện quan trọng hơn công việc thực hiện. Khi có mâu thuẫn thì người lãnh đạo cần khéo léo, không được chỉ trích công khai.
Ưu điểm: Mô hình này mang đến sự gắn kết giữa cá nhân với công ty nhờ lòng trung thành và truyền thống văn hóa. Giải quyết tốt nhu cầu của khách hàng và nhân viên.
Nhược điểm: Mô hình này không phù hợp với công ty có quy mô lớn.
Đối tượng áp dụng : Doanh nghiệp có môi trường khép kín, tập trung nền văn hóa bản địa.
Nhiều tập đoàn vận hành theo mô hình này: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ai Cập , Ý, Singgapore, Hàn Quốc.
Đa số doanh nghiệp Nhật Bản xây dựng theo mô hình văn hóa gia đình. Đạo đức trong công ty là tình cảm yêu thương đúng mực giữa các thứ bậc khác nhau, người trẻ tuổi được nâng niu, còn người nhiều tuổi được kính trọng, Các công ty Nhật Bản cung cấp giá rẻ cho nhân viên, giúp nhân viên chỗ ở, con cái đến trường, quan tâm đến mọi người trong gia đình nhân viên.
Cấu trúc mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình
Mô hình văn hoá doanh nghiệp tháp Eiffel
Đây là mô hình thiên về nhiệm vụ và tôn trọng thứ bậc. Tháp Eiffel có độ dốc đứng, cân đối, hẹp ở đỉnh, rộng ở đáy, chắc chắn. Đây là biểu tượng của bộ máy chính thống với phân chia lao động theo vai trò và chức năng.
Trong mỗi bộ phận sẽ được phân cấp theo vai trò và nhiệm vụ được hoàn thành theo kế hoạch. Có giám sát viên để theo dõi quá trình thực hiện, quản lý theo dõi công việc của các giám sát viên.
Hệ thống cấp bậc trong tháp khách quan dựa trên pháp lý khác hoàn toàn với mô hình gia đình, đòi hỏi mọi người tuân thủ các quy định của công ty.
Vai trò ở cấp độ trong hệ thống được xếp loại theo các mức độ dễ- khó, phức tạp hay trách nhiệm khác nhau với mức lương tương ứng. Do vậy đảm bảo sự công bằng, khách quan để đánh giá năng lực và thăng tiến.
Ưu điểm: Mô hình này được dựa trên các quy tắc và thống nhất giúp cho tổ chức phát triển. Mục tiêu dài hạn kết hợp với nhiệm vụ ngắn hạn hiệu quả, kiếm soát quy trình. Việc quản lý nhân sự tập trung vào KPIs và hiệu suất.
Nhược điểm: Khá khô khan không mang lại cảm hứng cho nhân viên, khiến cho nhân viên làm việc thiếu đam mê vì môi trường cứng nhắc.
Đối tượng phù hợp: Phù hợp với các công ty sản xuất,…
Mô hình này được áp dụng mạnh mẽ tại Đức. Người Đức không thích sự bất ngờ, họ đòi hỏi phải tuân thủ nguyên tắc kinh doanh và sự vận hành có tổ chức từ trên xuống để hạn chế các tình huống phát sinh trong quá trình hoạt động.
Cấu trúc mô hình văn hóa doanh nghiệp tháp Eiffel
Mô hình văn hoá tên lửa dẫn đường
Đây là mô hình thiên về nhiệm vụ và phân quyền trong 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp. Mô hình này tạo ra sự bình đẳng ở nơi làm việc và định hướng vào công việc mang đến môi trường năng động, sáng tạo.
Mô hình này hướng nhiệm vụ do đội ngũ hay nhóm dự án thực hiện. Họ phải làm bất cứ điều gì để hoàn thành nhiệm vụ.
Với nhóm làm việc sẽ cần người lãnh đạo, chịu trách nhiệm từ khâu hình thành cho đến hoàn thành. Những nhóm này thực sự cần đến sự giúp đỡ của chuyên gia để đạt mục tiêu.
Mô hình này thường hấp dẫn các chuyên gia và có tinh thần kỷ luật chéo. Giá trị nhân văn của mô hình này thể hiện ở cách thức làm việc và kết quả đóng góp.
Ưu điểm: Đây là mô hình thiên về sự sáng tạo và đổi mới. Thúc đẩy sáng kiến cá nhân và tự do sáng tạo của mỗi nhân viên trong công ty.
Nhược điểm: Trong văn hóa thị trường đôi khi sẽ khiến nhân viên thiếu phương hướng.
Đối tượng phù hợp: Các doanh nghiệp làm theo dự án hoặc làm theo nhóm
Mô hình này được rất nhiều doanh nghiệp làm dự án ưa chuộng. Ví dụ như cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia đã sử dụng nhóm dự án để thăm dò vũ trụ. Mỗi nhân viên đều có trách nhiệm và quyền hạn ngang nhau.
Cấu trúc mô hình văn hóa tên lửa dẫn đường
Mô hình văn hoá doanh nghiệp lò ấp trứng
Trong 4 mô hình văn hoá doanh nghiệp thì đây là mô hình thiên về con người và sự bình đẳng. Văn hóa doanh nghiệp lò ấp trứng giúp các thành viên tự phát huy khả năng và tự tạo mối quan hệ. Lúc này nhân viên thỏa sức sáng tạo, không bị ép buộc, phát huy khả năng bản thân.
Mô hình này có cấu trúc tối giản nên hệ thống thứ tự cấp bậc được tinh giản đáng kể. Những người đứng đầu là những cá nhân nghiêm khắc và có ý tưởng đồng thời nguồn cảm hứng mang lại cho người khác khi làm việc với họ.
Ưu điểm: Đem lại sự sáng tạo, phát huy khả năng của mỗi nhân viên. Phong cách của mô hình này dựa trên sự cạnh tranh.
Nhược điểm: Sự cạnh tranh giữa nhân viên khiến mọi người thấy áp lực.
Đối tượng phù hợp: Các công ty thiên về sáng tạo, công nghệ, thiết kế, marketing…
Mô hình văn hóa lò ấp trứng được Facebook ứng dụng và đạt những hiệu quả cao khi thực hiện dự án. Các nhân viên không bị ràng buộc bởi quy trình mà có thể tự tin để phát triển bản thân.
Từ những điểm nổi bật của mô hình văn hóa lò ấp trứng, dưới sự thay đổi của thị trường đã hình thành nên những mô hình dành cho các doanh nghiệp trong việc phát triển sản phẩm. Điển hình là mô hình Agile. Đây là mô hình mà nhiều tập đoàn công nghệ ứng dụng thành công. Thừa kế điểm mấu chốt lấy khách hàng làm trung tâm của mô hình lò ấp trứng mà các dự án khi áp dụng Agile trở nên linh hoạt, nâng cao sự tương tác với khách hàng để cho sản phẩm hoàn thiện nhanh nhất.
=> Xem thêm: Agile với mô hình văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk
Cấu trúc mô hinh văn hóa doanh nghiệp lò ấp trứng
Tại sao cần mô hình văn hóa doanh nghiệp theo Agile
Chúng ta đang sống trong thời đại VUCA đầy biến động (Volatility), không chắc chắn (Uncertainty), phức tạp (Complexity) và mơ hồ (Ambiguity). Doanh nghiệp cần phải rút ngắn thời gian ra thị trường, tăng sự linh hoạt, khả năng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng.
Agile (linh hoạt) là khung tư duy và làm việc giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng và phản hồi với thay đổi, để đạt được thành công trong môi trường liên tục biến động, không chắc chắn.
Nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới đã áp dụng và thành công với Agile. Agile không chỉ làm thay đổi diện mạo nền công nghệ mà đang lan tỏa mạnh mẽ trong rất nhiều lĩnh vực như nhân sự, tài chính, kinh doanh và sản xuất.
Chương trình tư vấn và huấn luyện mô hình văn hóa doanh nghiệp theo Agile
Chương trình tư vấn huấn luyện Agile bao gồm đào tạo, tư vấn và huấn luyện theo kiểu kèm cặp để tối ưu hóa việc áp dụng Agile vào doanh nghiệp.
Chương trình nhằm trang bị phương pháp luận đổi mới sáng tạo, thay đổi về tư duy, đổi mới cách thức quản lý, phương pháp làm việc, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng linh hoạt cho doanh nghiệp.
Chương trình giúp đội nhóm trong doanh nghiệp doanh nghiệp có thể:
- Dễ dàng điều chỉnh kế hoạch trước sự thay đổi của môi trường.
- Chuyển đổi toàn diện công nghệ, văn hóa, quy trình làm việc và mô hình kinh doanh.
- Năng suất tăng lên, tỉ lệ thành công của các dự án tăng gấp ba lần (Theo báo cáo CHAOS 2015).
- Đội nhóm gắn kết, tính tự chủ, chủ động cao.
- Rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, kiểm soát được tiến độ theo kế hoạch (Có tới 34% người được hỏi cho rằng Agile giúp rút ngắn từ 20% đến 50% thời gian hoàn thành dự án, theo Agile Vietnam Report).
- Khách hàng hài lòng vì sản phẩm bàn giao đúng tiến độ, chất lượng tốt.
- Lãnh đạo yên tâm trao quyền, dành thời gian cho các dự án và cơ hội mới.
- Tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm (tài chính, nhân tài, thời gian).
Trên đây là những thông tin liên quan đến 4 mô hình văn hóa doanh nghiệp. Hy vọng bài viết của của Học viện Agile và Chương trình tư vấn huấn luyện Agile có thể là gợi ý tốt cho bạn.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan: