Chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây… đang là vấn đề được nhiều lãnh đạo doanh nghiệp coi trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nơi ranh giới giữa thế giới vật lý và kỹ thuật số ngày càng trở nên mờ nhạt. Tuy nhiên, chuyển đổi số lại là một trong những lĩnh vực có tỷ lệ thất bại cao nhất, với khoảng 74% các dự án không đạt mục tiêu ban đầu (theo McKinsey và Forbes). Hãy cùng Học viện Agile tìm hiểu 9 nguyên nhân phổ biến nhất khiến chuyển đổi số ở Việt Nam thất bại trong bài viết này!
Doanh nghiệp chưa xác định rõ mục tiêu và động lực chuyển đổi số
Theo khảo sát của Wipro Digital, 35% các công ty chuyển đổi số thất bại vì thiếu chiến lược cụ thể, chưa xác định rõ lộ trình chuyển đổi. Các công ty thấy rõ được sự thay đổi mạnh mẽ của công nghệ có ảnh hưởng đến ngành mình đang hoạt động nhưng chỉ chuyển đổi số để bắt kịp xu thế.
Cấp quản lý thiếu tính cam kết
Ở mô hình công ty truyền thống, mọi hoạt động đều được xét duyệt theo quy trình từ trên xuống. Đối với chuyển đổi số, ban giám đốc, quản lý cấp cao cần chủ động thể hiện tính cam kết với những thay đổi lớn trong doanh nghiệp, trở thành động lực cho nhân viên cấp dưới thay đổi. Mô hình quản lý truyền thống từ trên xuống với nhiều cấp, phòng ban có thể gây cản trở cho chuyển đổi số bởi thông điệp truyền đạt không rõ ràng, minh bạch, nhân viên cấp dưới chưa thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa tích cực chuyển đổi số mang đến cho mỗi cá nhân.
Chuyển đổi số ở Việt Nam thất bại do mâu thuẫn nội bộ
Vào năm 1989, Steven Sasson và Robert Hill (Kodak) đã sáng tạo ra máy ảnh DSLR đầu tiên trên thế giới, nhưng đội ngũ Marketing lại chần chừ không đưa sản phẩm ra thị trường bởi e ngại sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của máy ảnh phim truyền thống. Họ đã chậm một bước để đạt vị trí dẫn đầu trong thời kỳ Digital Age bởi những mâu thuẫn trong nội bộ doanh nghiệp. Doanh nghiệp bảo thủ, thiếu hệ thống đo lường hiệu quả chuyển đổi số riêng sẽ thường gặp phải sự chống đối từ nội bộ, trở thành rào cản cho quá trình phát triển.
Thiếu bộ phận chuyên môn để chuyển đổi số
Hầu hết nhân sự ở doanh nghiệp đã dành toàn bộ quỹ thời gian để giải quyết công việc chuyên môn hàng ngày. Khi có dự án chuyển đổi số, việc yêu cầu nhân sự đảm nhận thêm công việc mới dễ dẫn đến khả năng thất bại cao. Các trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công đều có sự đóng góp của đội ngũ chiến lược, chuyên gia phát triển phần mềm kết hợp cùng các nhân sự in-house có hiểu biết cao về nghiệp vụ.
Công nghệ mới, văn hóa cũ
Yếu tố con người luôn được xem là trung tâm của chuyển đổi số. Chuyển đổi số thành công không chỉ thể hiện ở việc thay đổi công nghệ, quy trình mà còn phải thay đổi ở mặt tư duy, đảm bảo nhân sự ở mọi cấp độ đều có suy nghĩ tích cực với những thay đổi mới trong công việc. Họ hiểu rằng công nghệ sẽ giúp ích cho hoạt động của doanh nghiệp và tốt cho sự nghiệp của bản thân, từ đó ủng hộ, hưởng ứng tích cực với các chương trình cải tổ mạnh mẽ của các phòng ban.
Ngày nay, việc áp dụng Agile trong cách doanh nghiệp chuyển đổi số đang trở nên phổ biến bởi những lợi ích mà nó đem lại. Nhiều doanh nghiệp đã sớm nhận ra và quyết định chuyển đổi số bắt đầu bằng chuyển đổi tư duy và cách làm sang Agile.
Ngoài ra, Agile/Scrum cũng áp dụng được trong quá trình phát triển công nghệ, xây dựng chiến lược chuyển đổi số bởi tính linh hoạt, chú trọng việc giao tiếp hiệu quả giữa thành viên trong đội nhóm, từ đó tạo ra suy nghĩ tích cực, tâm lý chủ động trong các hoạt động chuyển đổi số.
Công nghệ mới nhưng chưa phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp
Dù chi phí cao, nhiều công nghệ mới có thể chưa phù hợp với trình độ nhân sự và công việc thực tế tại mỗi công ty. Doanh nghiệp nên xem xét để tận dụng các công nghệ có sẵn hoặc điều chỉnh công nghệ phù hợp với cách vận hành trước khi triển khai, tránh trường hợp bỏ ra chi phí lớn nhưng sử dụng không hiệu quả.
Một số lí do chuyển đổi số ở Việt Nam thất bại
Bỏ qua trải nghiệm khách hàng
Tại các doanh nghiệp thành công với chuyển đổi số, trải nghiệm khách hàng được chú trọng không kém việc tự động hóa quy trình, tăng hiệu suất hay cắt giảm chi phí. Mọi sự chuyển đổi nếu không đem lại tác động tích cực đến khách hàng đều khiến doanh nghiệp gặp hạn chế, đánh mất lợi thế cạnh tranh vào tay đối thủ.
Chưa nhận ra tầm quan trọng của cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu được xem là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Ở doanh nghiệp truyền thống, do thiếu sự liên kết giữa các phòng ban, cơ sở dữ liệu thường không thể kết hợp để tạo ra kết quả có ý nghĩa. Việc chuyển đổi số nên được thay đổi cấu trúc lưu trữ dữ liệu khách hàng và cải thiện luồng giao tiếp, tạo tiền đề cạnh tranh với các công ty kỹ thuật số thế hệ mới.
Chưa có kế hoạch tiếp quản công nghệ
Một số doanh nghiệp khi chuyển đổi số ở các giai đoạn đầu rất thành công, nhưng thiếu kế hoạch đào tạo, chưa có nhân sự đủ năng lực để duy trì mô hình khi chuyên gia đã rời đi nên khó tận dụng được lợi thế của công nghệ và tư duy linh hoạt.
Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp thường ưu tiên tuyển dụng nhân sự ngành phần mềm hiểu biết về Agile/Scrum , có khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, trở thành cầu nối giữa các chuyên gia của vendor và nhân sự in-house. Đây được xem là nguồn nhân lực chủ chốt để tiếp quản công nghệ, duy trì mô hình chuyển đổi số và cập nhật liên tục các công nghệ mới.
Ngoài ra, việc xây dựng luồng công việc theo Scrum sẽ giúp tối ưu thời gian chuyển đổi công nghệ và linh hoạt hơn trong cách tiếp cận. Đây chính là đặc điểm rất quan trọng giúp các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công.
Sử dụng Scrum sẽ giúp tối ưu thời gian chuyển đổi công nghệ
Chuyển đổi số hiện đang là ưu tiên hàng đầu của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp để bắt kịp xu thế, tạo lợi thế cạnh tranh với đối thủ. Trên đây là một số lý do phổ biến khiến quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam thất bại. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp ích cho các bạn đang quan tâm về chuyển đổi số, đột phá số hay trí tuệ nhân tạo.
Chương trình Tư vấn & Huấn luyện Agile cho doanh nghiệp
Chuyển đổi số nổi lên như là một xu hướng mới trong quản trị doanh nghiệp trong những năm gần đây. Trong đó, việc áp dụng mô hình Agile được ghi nhận là giúp tăng tỉ lệ thành công của các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số.
Tuy nhiên, Agile không phải là “phép nhiệm màu” cho mọi doanh nghiệp chuyển đổi số. Để chuyển đổi số thành công, các doanh nghiệp cần triển khai Agile bài bản và đồng bộ ngay từ đầu.
Thấu hiểu những vấn đề trên, Học viện Agile đã xây dựng Khóa huấn luyện Agile cho doanh nghiệp (Agile Coaching) giúp tối ưu hóa việc áp dụng Agile vào tổ chức, với 4 giai đoạn chính:
- Tư vấn lộ trình
- Tư vấn kỹ thuật
- Đào tạo
- Huấn luyện nhóm mẫu
Một số đơn vị tiêu biểu đã được Học viện Agile tư vấn chuyển đổi thành công: Viettel, MSB, Techcombank, VNDIRECT, F88, VPBank, 30Shine, LOGIVAN, NTQ Solution, Bravestars…
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan: