Trong những năm gần đây, dường như làn sóng OKRs đã được phủ khắp trên toàn thế giới. Các công ty hàng đầu như Google, LinkedIn, Twitter hay Zynga đã bắt kịp với xu hướng này và áp dụng thành thạo trong doanh nghiệp của mình. Như vậy, việc tìm hiểu về OKRs và nếu có thể áp dụng được là điều cần thiết trong bối cảnh ngày nay. Vậy OKRs là gì? Làm sao để hiểu đúng về OKRs, Học viện Agile xin giới thiệu tới bạn bộ tài liệu miễn phí OKRs trải dài trong các nội dung khác nhau.
OKRs có khá nhiều định nghĩa khác nhau, tuy nhiên về nội dung cốt lõi sẽ không quá khác nhau. Sau đây là định nghĩa của Học viện Agile sau khi đã tìm hiểu rất nhiều các thông tin và kiến thức về OKRs.
OKRs là một phương pháp tư duy phản biện (critical thinking framework) và kỷ luật liên tục (ongoing discripline) nhằm đảm bảo các nhân viên trong doanh nghiệp nỗ lực cùng nhau làm việc để thực hiện các đóng góp có thể đo lường được để thúc đẩy công ty phát triển.
Có thể khi đọc định nghĩa trên, bạn vẫn chưa thể hiểu được rõ nét OKRs là gì, vì vậy để hiểu rõ hơn thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về định nghĩa này nhé:
Có thể nói KPI tính toán theo các con số nhưng OKRs sẽ đào sâu hơn và đảm bảo các con số này sẽ cùng hướng tới tầm nhìn chung về sự phát triển của doanh nghiệp.
Mục tiêu được hiểu là một tuyên bố ngắn gọn về mục đích định tính rõ ràng để thúc đẩy sựu phát triển của doanh nghiệp. Nói đơn giản thì Mục tiêu đại diện để trả lời câu hỏi “Chúng ta muốn làm gì?”. Một mục tiêu được coi là tốt khi nó được giới hạn về mặt thời gian (thường là được hoàn thành trong một quý) và truyền cảm hứng cũng như thúc đẩy khả năng sáng tạo trong cả nhóm.
=> Xem thêm: Xác định Mục tiêu (O), áp dụng OKR hiệu quả cho doanh nghiệp
Key Result hay Kết quả then chốt là những tuyên bố định lượng nhằm đo lường sự thành công của mục tiêu đã đề ra. Nếu Mục tiêu trả lời cho câu hỏi “Chúng ta muốn làm gì?” thì Kết quả then chốt sẽ trả lời cho câu hỏi ”Làm thế nào để biết chúng ta đã được được mục tiêu đề ra hay chưa?”. Có thể nói rằng Kết quả then chốt làm cụ thể hóa Mục tiêu truyền cảm hứng đã đề ra và làm nó rõ ràng cũng như khả thi hơn để đạt được.
Ở ví dụ trên, nếu chỉ đặt mục tiêu là Phổ cập Agile bạn sẽ thấy nó khá mơ hồ và mờ mịt. Đó là lí do vì sao bạn cần xác định các con số để cụ thể hóa mục tiêu thành các con số, từ đó xác định được những công việc cần làm trong bối cảnh của doanh nghiệp. Vì vậy với Mục tiêu đã đề ra thì dưới đây chính là Kết quả then chốt của chúng tôi:
Cái bẫy của việc đặt mục tiêu mà mọi người hay gặp phải đó chính là đặt mục tiêu quá dễ dàng khiến người thực hiện hời hợt, không bỏ nhiều công sức để làm tốt, hoặc quá khó đến mức đội nhóm cảm thấy chán nản vì tính bất khả thi của chúng. Vì vậy cần cân nhắc rất kĩ về các Kết quả then chốt để đội nhóm dồn hết công sức bắt buộc hoàn thành và cảm thấy hứng thú, thách thức nhưng cũng rất khả thi khi thực hiện.
Thoạt đọc qua các nội dung trên, có thể bạn sẽ thấy nó khá đơn giản và mình có thể bắt tay vào làm ngay. Tuy nhiên khi tiếp cận OKRs thì bạn cần phải hiểu sâu về nó để làm đúng và thu được những lợi ích như những gì mong đợi. Một số câu hỏi mà bạn cần trả lời như: Xây dựng OKRs ở đâu (cấp công ty hay chỉ là một đơn vị kinh doanh), ai sẽ giám sát việc triển khai chung và đảm bảo các kết quả then chốt, làm sao để căn chính OKRs đúng với chiến lược và tầm nhìn, điều phối các nhóm liên chức năng để đạt được mục tiêu và còn nhiều hơn thế nữa. Đó là lý do vì sao chúng tôi rất mong muốn có thể cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất để chúng ta triển khai hiệu quả OKRs.
Công ty giáo dục phần mềm Agilearn có mục tiêu nhắm đến các nhân sự có kinh nghiệm 3-5 năm có nhu cầu học tập cải tiến bản thân. Bộ OKRs của công ty có ba mục tiêu, mỗi mục tiêu gồm 2-3 kết quả then chốt.
– 2 tỉ doanh thu.
– 850 triệu lợi nhuận ròng.
– Kết thúc Quý I với 500.000 người dùng các khóa học tại Agilearn.
– Tăng sự hài lòng của khách hàng lên 8/10 được đo trong tháng cuối của quý I
– Tạo ra hiệu ứng truyền thông trên 10.000 tài khoản mạng xã hội khác nhau.
– Doanh thi trên mỗi nhân viên bán hàng tăng lên 30 triệu trong Quý I (tăng 30%).
– 50% nhân viên chấp thuận đề xuất trong Quý I xuất phát từ sự giới thiệu của nhân viên.
Bài viết liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.