Dân số Việt Nam đang có xu hướng già đi cùng với mô hình bệnh tật thay đổi tạo ra nhu cầu cấp thiết cho những giải pháp mới như chuyển đổi số, y tế thông minh. Cùng Học Viện Agile tìm hiểu về những lợi ích, khó khăn và lời giải cho bài toán chuyển đổi số trong y tế.
Chuyển đổi số trong y tế là tất yếu
Theo dự đoán của các chuyên gia, ngành y tế trong năm 2021 sẽ đạt tốc độ tăng trưởng lên đến 12.5%. Mức chi tiêu của người dân cho dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe trong 10 năm trở lại đây cũng tăng từ 2-3 lần, người dân cũng ngày càng quan tâm và đầu tư nhiều cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhu cầu đáp ứng nhân sự chất lượng cao của ngành y tế còn thấp, số lượng y bác sĩ chiếm chưa đến 0.1% tổng dân số Việt Nam. Sự chênh lệch trình độ giữa nhân lực ở tuyến trung ương và địa phương cũng góp phần khiến các cơ sở y tế trở nên quá tải, bùng nổ nhu cầu di chuyển đến thành phố lớn để khám chữa bệnh.
Với hiện trạng còn nhiều khó khăn, chuyển đổi số trong y tế đang là một trong những giải pháp được đẩy mạnh. Chuyển đổi số trong y tế được hiểu là ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra những thay đổi tích cực trong hoạt động chăm sóc sức khỏe, ví dụ như hệ thống khám bệnh từ xa, kê đơn thuốc điện tử, chăm sóc sức khỏe online… Các giải pháp chuyển đổi số được kỳ vọng sẽ giúp bệnh nhân và bác sĩ tiết kiệm thời gian khám chữa, dễ dàng phân loại các nhóm bệnh nhân khác nhau, hạn chế tiếp xúc, lây lan bệnh truyền nhiễm…
Lợi ích của chuyển đổi số trong y tế
Tại một số bệnh viện tư nhân như Hệ thống y tế Vinmec, Medlatec, Thu Cúc… đã và đang áp dụng mô hình chuyển đổi số, lưu trữ dữ liệu người bệnh để đưa vào các chương trình chăm sóc sức khỏe, từ đó bác sĩ sàng lọc bệnh nhân nhanh hơn, người bệnh không cần đến bệnh viện chờ đợi mà có thể được chẩn đoán thông qua nền tảng công nghệ. Trong tương lai, người bệnh có thể được cấp mã riêng như mã số khách hàng để nhận diện ở phòng khám, giảm thời gian chờ đợi, tích hợp hệ thống thanh toán online, từ đó cải thiện trải nghiệm khi đến cơ sở y tế… Đây cũng là hướng đi đang được triển khai tại nhiều nước có nền y học phát triển, việc điều trị chuyển dịch theo hướng cá thể hóa, ứng dụng công nghệ 4.0.
Ngoài khám bệnh từ xa và thanh toán online, người bệnh có thể được theo dõi y tế qua ứng dụng điện thoại, nhắc nhở khi đến giờ uống thuốc và nhận các lời khuyên về chế độ tập luyện, dinh dưỡng từ bác sĩ. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc điện tử, bệnh nhân dễ dàng tra được các thông tin chi tiết như liều lượng, tác dụng, thành phần, đảm bảo sự riêng tư tối đa.
Ngoài ý nghĩa với người bệnh, chuyển đổi số trong y tế cũng là cơ hội tốt để phát triển quy mô bởi các bệnh viện, hệ thống y tế lưu trữ lượng lớn danh sách khách hàng (bệnh nhân) và tiền sử bệnh tật, quản lý được doanh thu trên từng bệnh nhân và doanh thu tổng thể, giúp việc vận hành và mở rộng hệ thống dễ dàng, tiện lợi và hiệu quả hơn.
=> Xem thêm: Ứng dụng chuyển đổi số trong y tế làm sao cho hiệu quả?
Hướng đến y tế thông minh – con đường còn nhiều gian nan
Đối tượng chính của quá trình chuyển đổi số là con người. Ngoài những khó khăn về tài chính, đồng bộ cơ sở hạ tầng, thách thức lớn nhất hiện nay của quá trình chuyển đổi số y tế là nguồn nhân lực. Nhân sự trong ngành công nghệ thông tin cần có thời gian dài công tác, làm việc tại tại đơn vị y tế để am hiểu nhiệm vụ, tính chất công việc ngành y trước khi xây dựng ứng dụng, phần mềm. Hiện nay, chỉ tại các bệnh viện tuyến trung ương hoặc cơ sở y tế tư nhân mới có phòng công nghệ thông tin đủ khả năng thực hiện chuyển đổi số. Ngoài ra, việc chuyển đổi số trong thời gian ngắn có thể gây khó khăn cho các cán bộ y tế lớn tuổi hoặc cán bộ y tế tại địa phương – nơi hạ tầng công nghệ thông tin còn yếu, cán bộ ít được đào tạo về sử dụng công nghệ thông tin.
Thực tế đã cho thấy việc chuyển đổi số trong bất kỳ ngành nghề nào cũng đi kèm với nhiều rào cản và thách thức. Tại nhiều tập đoàn lớn hàng đầu thế giới, tư duy Agile được xem là chìa khóa thành công trên con đường chuyển đổi số, giúp vượt qua rào cản về nhân lực, tổ chức hay tâm lý sợ thay đổi của người lao động.
Agile giúp việc chuyển đổi số đi đôi với chuyển đổi phương thức làm việc, tăng năng suất, hiệu quả và thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Tư duy linh hoạt của Agile rất phù hợp để giải quyết các khó khăn trong chuyển đổi số ngành y tế – một ngành đặc thù với nhiều rào cản nhưng có tiềm năng bứt phá về quy mô và doanh thu nếu chuyển đổi số thành công.
Ứng dụng chuyển đổi số trong y tế thời kỳ covid-19
Lời kết
Xu thế ứng dụng công nghệ 4.0 đang phát triển mạnh mẽ hứa hẹn sẽ giúp các bệnh viện trong và ngoài công lập khám chữa bệnh hiệu quả, nhanh chóng, minh bạch hơn. Trong tương lai, việc ứng dụng chuyển đổi số trong y tế sẽ mở rộng đến các khâu thanh toán, làm thủ tục bảo hiểm, giúp việc khám chữa bệnh không còn là gánh nặng cho bệnh nhân và người nhà. Đây cũng là cơ hội tốt để các bệnh viện, cơ sở y tế mở rộng quy mô, hoàn thiện hệ thống, từ đó có sự phát triển lâu dài, bền vững cả về doanh thu và chuyên môn.
Chương trình Tư vấn & Huấn luyện Agile cho doanh nghiệp
Học viện Agile là đơn vị số một về chuyển đổi Agile tại Việt Nam, tiên phong trong việc đào tạo, tư vấn và huấn luyện về Agile cùng những tri thức liên quan để nâng cao năng lực sáng tạo và đổi mới cho các tổ chức và doanh nghiệp trong nền kinh tế sáng tạo.
Chương trình đào tạo và tư vấn chuyển đổi của Học viện Agile bao gồm đào tạo, tư vấn và huấn luyện theo kiểu kèm cặp để tối ưu hóa việc áp dụng Agile vào doanh nghiệp.
Chương trình nhằm trang bị phương pháp luận đổi mới sáng tạo, thay đổi về tư duy, đổi mới cách thức quản lý, phương pháp làm việc, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng linh hoạt cho doanh nghiệp trong giai đoạn chuyển đổi.
Một số đơn vị tiêu biểu đã được Học viện Agile tư vấn chuyển đổi thành công: Viettel, MSB, Techcombank, VNDIRECT, F88, VPBank, 30Shine, LOGIVAN, NTQ Solution, Bravestars…
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan: