Sự thay đổi chóng mặt của công nghệ, nền kinh tế thị trường, thói quen tiêu dùng của người dân cũng có rất nhiều sự thay đổi trong thời gian vừa qua. Vấn đề chuyển đổi số vì thế trở thành vấn đề mà các doanh nghiệp, tổ chức đều phải thực hiện. Đối với mô hình doanh nghiệp xã hội việc chuyển đổi số có thực sự quan trọng, nó sẽ được thực hiện như thế nào để đạt được mốc thành công? Cùng tìm hiểu chia sẻ dưới đây để hiểu và làm đúng công tác chuyển đổi số này.
Vì sao mô hình doanh nghiệp xã hội cũng cần chuyển đổi số?
Nếu đặt ra câu hỏi vì sao một doanh nghiệp xã hội cũng cần thực hiện chuyển đổi số thì có thể liệt kê danh sách rất dài câu trả lời, nhưng tổng quan và quan trọng nhất có thể kể đến một số lý do sau:
Nhu cầu của khách hàng thay đổi
Nếu như trước đây, một sản phẩm dịch vụ được tung ra thị trường sẽ dẫn dắt thị hiếu của khách hàng. Còn ngày nay, khách hàng là yếu tố trung tâm của hầu hết các sản phẩm dịch vụ, quy trình bán hàng, chăm sóc khách hàng liên quan khác. Những yêu cầu của khách hàng và người tiêu dùng ngày càng thay đổi, thị hiếu tăng dần và họ sành công nghệ hơn. Như vậy dù doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực gì, ngay cả doanh nghiệp xã hội nếu không chịu nâng cấp hệ thống sản phẩm dịch vụ sẽ đánh mất một lượng khách hàng đáng kể. Yêu cầu về sự tiện lợi, hiệu quả của khách hàng là điều dễ hiểu trong thế giới công nghệ 4.0 này.
Đáp ứng thay đổi tất yếu của thị trường
Có thể trước giờ chuyển đổi số chỉ được áp dụng trong các doanh nghiệp về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ nhưng trên thực tế lại khác. Theo một nghiên cứu từ các chuyên gia kinh tế trường đại học Harvard, chỉ có khoảng 20% tổ chức, doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi công nghệ. Con số 80% còn lại bao gồm các mô hình doanh nghiệp xã hội cũng bị tác động bởi công nghệ, tức là cần thực hiện quá trình chuyển đổi số.
Ảnh hưởng của dịch bệnh
Một thực tế làm thức tỉnh các mô hình doanh nghiệp xã hội còn chưa chịu chuyển mình theo làn sóng công nghệ chính là dịch bệnh Covid – 19. Xuất hiện từ cuối năm 2019, dịch Covid đến nay đã lan rộng lên toàn thế giới và cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Không ít doanh nghiệp đã phải phá sản vì ảnh hưởng của dịch. Số ít doanh nghiệp nắm bắt thị trường, cập nhật và chịu thay đổi để tồn tại qua đại dịch, phát triển mạnh mẽ hơn khi dịch bệnh tạm lắng xuống. Vai trò của công nghệ, của quá trình chuyển đổi số phát huy tốt, hỗ trợ tối đa để doanh nghiệp tạo được doanh thu lớn, mang lại giá trị cho cả doanh nghiệp vã xã hội.
=> Xem thêm: Lộ trình chuyển đổi số doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
Bản chất chuyển đổi số doanh nghiệp xã hội
Đã hiểu được vai trò quan trọng của chuyển đổi số, bạn cần nắm rõ bản chất của quá trình này thì mới lên kế hoạch và thực hiện nó thành công. Quá trình chuyển đổi số trong bất kỳ mô hình doanh nghiệp nào đều diễn ra trong rất nhiều giai đoạn và tạo ra nhiều biển đổi. Đấy chính là bản chất của quá trình này. Vậy cụ thể những khía cạnh nào sẽ biến đổi và diễn ra theo thứ tự yêu tiên nào?
Bản chất cốt lõi của chuyển đối số là sự kết hợp, hội tụ sức mạnh của 4 đột phá công nghệ, bao gồm: công nghệ điện toán đám mây (cloud computing), dữ liệu lớn (big data), internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI). Thông qua bốn trụ cột này, ta thấy được một phạm vi ảnh hưởng cực kỳ lớn của chuyển đổi số.
Hiểu rõ 4 vấn đề này bất kỳ doanh nghiệp nào, không chỉ mô hình doanh nghiệp xã hội đều thực hiện được một cách toàn diện và tăng tỷ lệ thành công. Nếu xét về khía cạnh triển khai thực tế tới doanh nghiệp, chuyển đổi số chính là công cụ hỗ trợ quá trình thay đổi một doanh nghiệp để tồn tại và phát triển trong thời kỳ công nghệ số.
Cách làm chuyển đổi số với doanh nghiệp xã hội thông qua bốn công nghệ cốt lõi sẽ gồm việc tích hợp thông tin dữ liệu vào hệ thống điện toán đám mây, có thể kết nối truy cập dễ dàng hơn; sử dụng dữ liệu lớn để có những phân tích đánh giá về thị trường, sản phẩm, khách hàng; ứng dụng internet vào mọi hoạt động của doanh nghiệp, từ hành chính nhân sự, quản trị đội ngũ cho tới chăm sóc khách hàng, bán hàng trực tuyến; trí tuệ nhân tạo giúp mọi quy trình hoạt động trở nên dễ dàng hơn, hoạt động thông minh và không kém phần chính xác.
Một trong những phương pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong chuyển đổi số phải kể đến Agile. Đây không phải là giải pháp để chuyển đổi số toàn bộ doanh nghiệp, ứng dụng Agile vào doanh nghiệp sẽ giúp chuyển đổi phương thức làm việc của toàn bộ hệ thống. Đặc biệt, với mô hình doanh nghiệp xã hội, sử dụng Agile sẽ là bước đi hiệu quả, tác động lớn tới ban lãnh đạo, đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp để dần thay đổi suy nghĩ về chuyển đổi số và làm tốt nó. Trên thế giới, các ông lớn Facebook, Google đã áp dụng thành công mô hình này.
=> Xem thêm: Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Google
Mô hình doanh nghiệp xã hội với mục tiêu song song là mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và tạo ra giá trị cho môi trường, quá trình chuyển đổi số sẽ rất cần thiết. Chuyển đổi số thành công sẽ tăng năng suất lao động, nâng cao giá trị của doanh nghiệp, đáp ứng các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
Quy trình chuyển đổi số mô hình doanh nghiệp xã hội
Chương trình Tư vấn & Huấn luyện Agile cho doanh nghiệp
Học viện Agile là đơn vị số một về chuyển đổi Agile tại Việt Nam, tiên phong trong việc đào tạo, tư vấn và huấn luyện về Agile cùng những tri thức liên quan để nâng cao năng lực sáng tạo và đổi mới cho các tổ chức và doanh nghiệp trong nền kinh tế sáng tạo.
Chương trình đào tạo và tư vấn chuyển đổi của Học viện Agile bao gồm đào tạo, tư vấn và huấn luyện theo kiểu kèm cặp để tối ưu hóa việc áp dụng Agile vào doanh nghiệp.
Chương trình nhằm trang bị phương pháp luận đổi mới sáng tạo, thay đổi về tư duy, đổi mới cách thức quản lý, phương pháp làm việc, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng linh hoạt cho doanh nghiệp trong giai đoạn chuyển đổi.
Một số đơn vị tiêu biểu đã được Học viện Agile tư vấn chuyển đổi thành công: Viettel, MSB, Techcombank, VNDIRECT, F88, VPBank, 30Shine, LOGIVAN, NTQ Solution, Bravestars…
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan: