Mô hình kinh doanh được xem là kim chỉ nam cho mọi hoạt động từ quản lý nhân sự, sản xuất, kinh doanh đến marketing, mang lại lợi nhuận tài chính cho doanh nghiệp. Trong bài viết này, hãy cùng Học Viện Agile tìm hiểu 9 mô hình kinh doanh khởi nghiệp có cấu trúc tinh gọn, phù hợp với nền công nghiệp 4.0 và đem lại lợi nhuận hấp dẫn.
Khái niệm mô hình kinh doanh (business model) đã phổ biến từ thập niên 90, được định nghĩa là đơn giản hóa lý luận kinh doanh của doanh nghiệp, mô tả doanh nghiệp bán sản phẩm gì, cách tiếp cận, thiết lập quan hệ với khách hàng và cách tạo ra lợi nhuận (Alexander Osterwalder, 2004). Mô hình kinh doanh sẽ đóng vai trò trung gian kết nối giữa đầu vào kỹ thuật (technical input) và đầu ra kinh tế (economics output). Để thực hiện được vai trò này, mô hình kinh doanh cần 4 trụ cột chính:
Với các start-up, việc xác định mô hình kinh doanh là điều đầu tiên cần làm khi khởi nghiệp. Mô hình kinh doanh tốt thường có sản phẩm đơn giản nhưng nhắm đến nhu cầu tiềm năng của người tiêu dùng, khuếch trương với phi phí thấp và đạt ngưỡng số khách hàng sinh lợi nhuận ở mức nhất định. Dưới đây là một số mô hình kinh doanh khởi nghiệp phổ biến trong thực tế, phù hợp với nền kinh tế thị trường đang phát triển theo hướng chuyển đổi số
=> Xem thêm: Lộ trình chuyển đổi số cho mô hình doanh nghiệp nhỏ
Dịch vụ chia sẻ quyền sở hữu là mô hình cho thuê sản phẩm/dịch vụ theo giờ, rất thu hút các khách hàng chỉ thỉnh thoảng mới phát sinh nhu cầu sử dụng hoặc không muốn sở hữu tài sản cố định. Một ví dụ của mô hình chia sẻ quyền sở hữu là Zipcars – dịch vụ chia sẻ và cho thuê ô tô. Theo ước tính của The Economist, một chiếc xe được chia sẻ trên Zipcars có thể thay thế cho 15 chiếc có chủ sở hữu.
Mô hình thuê bao được hiểu như câu lạc bộ dành riêng cho hội viên và khách hàng. Người dùng buộc phải đăng ký tên và mật khẩu để truy cập, trả tiền để đổi lại những quyền lợi đặc biệt. Mô hình đăng ký (subscription) hiện đang khá phổ biến với những tên tuổi như Netflix, Spotify, góp phần làm thay đổi cách chúng ta tiếp cận thông tin, giải trí và tương tác.
Freemium (Free and Premium) kết hợp giữa việc cung cấp dịch vụ miễn phí có chức năng cơ bản và các dịch vụ cao cấp thu phí. Ví dụ cho mô hình Freemium thành công là Skype (Voice over Internet) và Flickr (upload ảnh miễn phí tối đa 200 tấm).
Mô hình theo yêu cầu là tên gọi khác của “nền kinh tế chia sẻ”, dùng để chỉ những dịch vụ như Uber hay Airbnb. Khái niệm này xuất hiện phổ biến từ năm 2014 khi tỷ lệ người dùng smartphone gia tăng và công nghệ Big Data, điện toán đám mây cho phép xử lý khối lượng dữ liệu lớn, giải quyết mọi vấn đề giữa cung và cầu.
Mô hình trao đổi giúp tìm kiếm và kết nối những người có đủ niềm tin và có cung – cầu khớp nhau. Ví dụ một công ty dư thừa ô tô sẽ kết nối với doanh nhân sống một thời gian ngắn tại địa phương và có nhu cầu thuê xe để di chuyển hàng ngày.
Mô hình kinh doanh nhỏ, doanh nghiệp hộ gia đình rất dễ bắt gặp trong đời sống, ví dụ như tiệm tạp hóa, cửa hàng đồ gia dụng hoặc hiệu làm tóc. Cửa hàng thường thuộc sở hữu của một gia đình, các thành viên kiêm nhiệm nhiều vai trò như quản lý, lao động chính… Đặc điểm của mô hình này là số vốn không lớn, phục vụ mục tiêu kiếm thu nhập trang trải cuộc sống.
Nhiều startup được xây dựng với mục tiêu bán lại cho các doanh nghiệp lớn hơn, nhiều thương vụ có thể lên đến hàng tỷ đô, mang lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư. Một ví dụ của các startup được nuôi để bán là Linkedin – mạng xã hội tuyển dụng đã được bán cho Microsoft với giá 26.2 tỷ đô la.
=> Xem thêm: Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Google
Mô hình kinh doanh khởi nghiệp có vẻ ngược đời nhưng hoạt động hiệu quả và đem lại lợi nhuận tốt chỉ với việc tìm kiếm khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm hiếm trên thị trường với mức giá cao nhất có thể. Tại Mỹ, Alexion Pharmaceuticals đã cung cấp thuốc cho các bệnh nhân mắc bệnh đông máu với mức giá lên đến 569,000 đô/năm, trong đó một số bệnh nhân được bảo hiểm chi trả. Lợi nhuận sau thuế của Alexion ước tính đạt 16%/năm.
Mô hình này thường được áp dụng cho startup hướng đến những giá trị tốt đẹp của cộng đồng, làm từ thiện hoặc giúp đỡ người yếu thế trong xã hội. Mục đích kinh doanh nhằm gọi vốn để duy trì hoạt động thiện nguyện, thường do tổ chức cộng đồng thực hiện.
Chúng ta đang sống trong thời đại VUCA đầy biến động (Volatility), không chắc chắn (Uncertainty), phức tạp (Complexity) và mơ hồ (Ambiguity). Doanh nghiệp cần phải rút ngắn thời gian ra thị trường, tăng sự linh hoạt, khả năng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng.
Agile (linh hoạt) là khung tư duy và làm việc giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng và phản hồi với thay đổi, để đạt được thành công trong môi trường liên tục biến động, không chắc chắn.
Nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới đã áp dụng và thành công với Agile. Agile không chỉ làm thay đổi diện mạo nền công nghệ mà đang lan tỏa mạnh mẽ trong rất nhiều lĩnh vực như nhân sự, tài chính, kinh doanh và sản xuất.
Chương trình tư vấn huấn luyện Agile bao gồm đào tạo, tư vấn và huấn luyện theo kiểu kèm cặp để tối ưu hóa việc áp dụng Agile vào doanh nghiệp.
Chương trình nhằm trang bị phương pháp luận đổi mới sáng tạo, thay đổi về tư duy, đổi mới cách thức quản lý, phương pháp làm việc, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng linh hoạt cho doanh nghiệp.
Chương trình giúp đội nhóm trong doanh nghiệp doanh nghiệp có thể:
Trên đây là những thông tin liên quan đến mô hình kinh doanh khởi nghiệp. Hy vọng bài viết của của Học viện Agile và Chương trình tư vấn huấn luyện Agile có thể là gợi ý tốt cho bạn.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.