Thị trường ngày càng thay đổi khiến cho mô hình quản trị doanh nghiệp cũ không còn phù hợp. Nếu doanh nghiệp không thay đổi với xu hướng sẽ dễ đào thải. Để phát triển các doanh nghiệp cần phải tìm tòi và chuyển đổi mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại.
Vậy đâu là mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại được thế giới ưa chuộng? Xu hướng chuyển đổi mô hình quản trị ở các công ty là gì? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp dưới bài viết sau đây.
Việc chuyển đổi mô hình quản trị doanh nghiệp là cần thiết, xuất phát từ những lý do khách quan và chủ quan.
Những năm gần đây có nhiều sự biến động lớn, dịch bệnh Covid tàn phá khắp nhiều quốc gia, chiến tranh thương mại Mỹ- Trung căng thẳng, khủng hoảng kinh thế thế giới,.. khiến cho các doanh nghiệp khá lao đao.
Hơn nữa với mô hình quản trị doanh nghiệp truyền thống còn chứa nhiều những bất cập với sự chồng chéo, rườm rà của các thủ tục hành chính, sự thụ động thiếu sáng tạo, không thích ứng với sự thay đổi của môi trường…kéo theo hiệu quả kém, năng suất thấp khiến doanh nghiệp lỗ và thậm chí là phá sản trong bối cảnh mới.
Từ những yếu tố trên đã tạo động lực khiến mỗi doanh nghiệp cần có hướng thay đổi về mô hình quản trị doanh nghiệp phù hợp với cách mạng công nghiệp 4.0.
Quản trị doanh nghiệp chính là hệ thống quy tắc, quy định để giúp doanh nghiệp điều hành và kiểm soát được toàn bộ công ty của mình. Do vậy để điều hành được doanh nghiệp tốt, người lãnh đạo cần đưa ra những chỉ đạo chính xác.
Nếu như quản trị truyền thống thì quyền hạn tập trung ở nhà quản lý nên hạn chế sự sáng tạo, tích cực chủ động của mỗi nhân viên. Điều này về dài sẽ mang lại sự trì trệ, hạn chế sự gắn kết của mỗi người, mỗi bộ phận trong công ty.
Những nhà quản lý hiện đại đã nghiên cứu tháp nhu cầu Maslow về nhu cầu cao hơn là tôn trọng và được khẳng định giá trị bản thân. Từ đó đã ứng dụng phương pháp trao quyền cho nhân viên để nhân viên cố gắng và tự khẳng định năng lực của bản thân mình. Điều này không chỉ mang lại hiệu quả của doanh nghiệp mà còn là cách thu hút các nhân tài.
=> Xem thêm: Chuyển đổi số: Con người mới là chìa khóa thành công
Nếu cách quản trị truyền thống khiến nhân viên không nắm rõ các hoạt động của công ty, thậm chí mơ hồ, không biết tương lai của công ty thế nào và mình là yếu tố nào trong mắt xích trong công ty. Do đó họ thường có ít động lực để phấn đấu cho sự phát triển doanh nghiệp.
Với quản trị hiện đại , các nhân sự được kết nối theo team, gắn kết với các phòng ban chặt chẽ và chia sẻ các thông tin về tổ chức với nhau. Điều này sẽ giúp nhân viên nắm bắt được tình hình, làm chủ được công việc và đưa ra những ý tưởng mới trong bộ phận.
Ngoài việc giúp nhân viên thể hiện bản thân thì việc chia sẻ trách nhiệm khi nhân viên gặp khó khăn sẽ vừa nâng cao tinh thần trách nhiệm của bộ phận vừa giúp nhân viên nâng cao kỹ năng xử lý tình huống, Hơn nữa còn rút ngắn thời gian giải quyết các khó khăn, dễ dàng để có những ý tưởng mới.
Nếu như quản trị công ty cũ thì tài liệu công ty sẽ tập trung và người quản lý. Để nhân viên sử dụng tài nguyên vì phải được phê duyệt với nhiều thủ tục giấy tờ mất thời gian và rắc rối cho tổ chức. Điều này gây ra sự chậm trễ để hoàn tất công việc.
Với mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại sẽ phân bổ tài nguyên dưới sự giám sát của người phụ trách, giúp cho nhân viên tiếp cận tài nguyên hợp lý để chủ động trong công việc, tiết kiệm thời gian, rút ngăn thời gian hoàn thành công việc. Đồng thời có ý thức trách nhiệm với nguồn tài nguyên mà mình đang sử dụng.
Việc phản hồi này khác với đánh giá công việc. Đánh giá công việc sẽ liên quan đến khen thưởng,kỷ luật cả một quá trình của nhân viên. Còn phản hồi công việc nghĩa là đưa ra ý kiến một cách kịp thời về hoạt động đang diễn ra và người nhân viên có thể tham khảo ý kiến đó.
Sự phản hồi này mang tính 2 chiều, nhân viên phản hồi cấp trên để cải thiện quy trình làm việc giúp cho lãnh đạo và nhân viên hiểu nhau hơn. Ngược lại cấp trên phản hồi nhanh về định hướng công việc của nhân viên.
Chúng ta đang sống trong thời đại VUCA đầy biến động (Volatility), không chắc chắn (Uncertainty), phức tạp (Complexity) và mơ hồ (Ambiguity). Doanh nghiệp cần phải rút ngắn thời gian ra thị trường, tăng sự linh hoạt, khả năng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng.
Agile (linh hoạt) là khung tư duy và làm việc giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng và phản hồi với thay đổi, để đạt được thành công trong môi trường liên tục biến động, không chắc chắn.
Nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới đã áp dụng và thành công với Agile như Amazon, Apple, Facebook, Google, Microsoft hay Airbnb, Samsung, Spotify, Tesla. Và tại Việt Nam nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn đã ứng dụng mô hình Agile như FPT, Viettel, VNG hay những doanh nghiệp mới khởi nghiệp như NAL Việt Nam, DEHA Software,… Agile không chỉ làm thay đổi diện mạo nền công nghệ mà đang lan tỏa mạnh mẽ trong rất nhiều lĩnh vực như nhân sự, tài chính, kinh doanh và sản xuất.
Sở dĩ đây là mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại bởi mô hình này đem đến sự năng động trong việc vận hành. Thay vì cách làm việc truyền thống, cứng nhắc với quy trình thì Agile giúp nhân viên làm việc năng động linh hoạt hơn.
Việc lập kế hoạch ngắn hạn theo sự thay đổi của thị trường. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế những rủi ro cao, tiết kiệm thời gian. Sau mỗi giai đoạn hoạt động, sẽ có những cải tiến để đảm bảo hiệu quả hơn.
Với Agile, các thành viên hoặc nhóm được trao quyền giúp mỗi người có thể đưa ra quyết định trong phạm vi công việc của mình. Điều này sẽ đảm bảo tốc độ hoàn thành và sự hiệu quả khi thực hiện. Người lãnh đạo có vai trò với tầm nhìn chung, hỗ trợ cho các nhân viên đảm bảo công việc của mình.
Chương trình tư vấn huấn luyện Agile bao gồm đào tạo, tư vấn và huấn luyện theo kiểu kèm cặp để tối ưu hóa việc áp dụng Agile vào doanh nghiệp.
Chương trình nhằm trang bị phương pháp luận đổi mới sáng tạo, thay đổi về tư duy, đổi mới cách thức quản lý, phương pháp làm việc, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng linh hoạt cho doanh nghiệp.
Chương trình giúp đội nhóm trong doanh nghiệp có thể:
Thế giới ngày càng vận động không ngừng, điều này khiến doanh nghiệp sẽ phải chuyển động theo xu thế đó. “Thay đổi hay là chết” đó là sự lựa chọn của mỗi doanh nghiệp trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và thay đổi trở thành mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.