Khi nhắc chuyển đối số, nhiều người sẽ nghĩ rằng công nghệ số chính là yếu tố quan trọng nhất. Thế nhưng, trọng tâm của chuyển đổi số không nằm ở công nghệ mà nằm ở con người.
Chuyển đổi số là gì?
Rất khó để có thể định nghĩa chuyển đổi số một cách rõ ràng và cụ thể vì tùy vào từng lĩnh vực mà quá trình chuyển đổi số sẽ có những điểm khác nhau. Tuy nhiên có thể hiểu chuyển đổi số một cách ngắn gọn và đơn giản là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp đó cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh.
Ở Việt Nam, chuyển đổi số đối là quá trình chuyển đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang mô hình doanh nghiệp số với việc áp dụng các công nghệ mới để thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.
Chuyển đổi số mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Chuyển đổi số mang tính chất toàn cầu và đòi hỏi các công ty phải thay đổi linh hoạt trong cách thức hoạt động cũng như văn hóa làm việc để thích ứng. Chuyển đổi số thành công sẽ đem lại rất nhiều những lợi ích cho doanh nghiệp:
- Tiết kiệm thời gian trong các quy trình đồng thời cũng sẽ giúp làm giảm chi phí.
- Nâng cao hiệu quả của hoạt động và gia tăng năng suất.
- Cải thiện chất lượng sản phẩm.
- Gia tăng khả năng cạnh tranh của công ty nhờ vào tốc độ phản ứng với những thay đổi của nhu cầu thị trường.
- Cải thiện sự hợp tác giữa các bộ phận trong công ty.
Mặc dù đã có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số nhưng sự thay đổi này vẫn diễn ra rất chậm và chưa thể hiện rõ hiệu quả của chuyển đổi số.
Tầm quan trọng của nhân tố con người trong chuyển đổi số
Rất nhiều người nghĩ rằng chuyển đối số chỉ liên quan đến mặt công nghệ mà không biết rằng trọng tâm của chuyển đổi số không phải là công nghệ mà là con người. Điều này đã được rất nhiều các chuyên gia và lãnh đạo các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới khẳng định. Ông David Lang, chuyên gia về chuyển đổi số của Yellow Blocks đã từng tư vấn cho các tập đoàn hàng đầu như AT&T, Sony, Toyota, cho rằng “Nếu một doanh nghiệp bắt đầu sử dụng công nghệ vào vận hành thì đã được xem là chuyển đổi số thành công. Tuy nhiên, trọng tâm của chuyển đổi số không nằm ở công nghệ thông minh, mà nằm ở yếu tố chuyển đổi về con người, về tư duy và về văn hóa của một doanh nghiệp, tổ chức”.
Theo nghiên cứu mới nhất của Harvard Business Review, khoảng 1,3 nghìn tỉ USD đã được đầu tư vào chuyển đổi số vào năm 2018. Tuy nhiên, phần lớn khoản chi này đã bị lãng phí bởi các công ty chưa thực sự có sự chuẩn bị tốt cho sự chuyển đổi. Một trong những nguyên nhân chính của việc này là vì các công ty chỉ tập trung vào thay đổi công nghệ mà không đầu tư vào nhân lực cũng như văn hóa doanh nghiệp. Một nghiên cứu khác của Forbes Insights cũng cho thấy 75% giám đốc điều hành nói rằng họ vẫn đang chờ đợi để thu được những lợi ích hữu hình từ công nghệ đột phá sau khi được đầu tư hàng nghìn tỉ đô la. Điều này cho thấy việc chỉ tập trung vào chuyển đổi công nghệ mới và hiện đại sẽ không đem lại kết quả như mong đợi. Để giải quyết được bài toán chuyển đổi số, các doanh nghiệp cần thay đổi nhân tố con người một cách toàn diện.
=> Xem thêm: Tạo lập mô hình doanh nghiệp bất bại thời kỳ chuyển đổi số
Trong quá trình chuyển đổi số, công nghệ là phương tiện và con người là yếu tố quyết định sự thành công. Bởi vì chuyển đổi đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ quốc tế và đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững. Đội ngũ nhân viên phải đủ khả năng để có thể tiếp nhận và ứng dụng công nghệ mới thì mới có thể vận hành nó một cách trơn tru và đem lại hiệu quả như mong đợi.
Bên cạnh đó, cũng cần phải chú trọng xây dựng và phát triển bộ máy cán bộ quản lí có kỹ năng quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp, có bản lĩnh, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới. Đặc biệt, việc quan trọng trong chuyển đổi số chính là thay đổi văn hóa doanh nghiệp.
Tất cả nhân viên trong doanh nghiệp cần được kết nối với sự thay đổi và làm việc trong môi trường linh hoạt và khoa học. Nếu không có phương pháp, quy trình phù hợp hoặc chọn không đúng phương pháp quá trình triển khai số hóa ở đội ngũ nhân lực rất dễ mắc sai lầm, dẫn đến thất bại và gây tốn kém cho doanh nghiệp.
Như vậy, việc chuyển đổi số có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người. Việc thay đổi nhân tố con người để sẵn sàng cho quá trình đổi số cần được đặt lên hàng đầu như chìa khóa của chuyển đổi số.
=> Xem thêm: Lưu ý khi xây dựng mô hình văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam
Yếu tố con người là phần đầu tiên trong quy trình chuyển đổi số
Tại sao chuyển đổi số cần mô hình Agile
Chúng ta đang sống trong thời đại VUCA đầy biến động (Volatility), không chắc chắn (Uncertainty), phức tạp (Complexity) và mơ hồ (Ambiguity). Doanh nghiệp cần phải rút ngắn thời gian ra thị trường, tăng sự linh hoạt, khả năng thích ứng với những thay đổi nhanh chóng.
Agile (linh hoạt) là khung tư duy và làm việc giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng và phản hồi với thay đổi, để đạt được thành công trong môi trường liên tục biến động, không chắc chắn.
Nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới đã áp dụng và thành công với Agile. Agile không chỉ làm thay đổi diện mạo nền công nghệ mà đang lan tỏa mạnh mẽ trong rất nhiều lĩnh vực như nhân sự, tài chính, kinh doanh và sản xuất.
Chương trình Tư vấn & Huấn luyện chuyển đổi Agile cho doanh nghiệp
Chương trình tư vấn huấn luyện Agile bao gồm đào tạo, tư vấn và huấn luyện theo kiểu kèm cặp để tối ưu hóa việc áp dụng Agile vào doanh nghiệp.
Chương trình nhằm trang bị phương pháp luận đổi mới sáng tạo, thay đổi về tư duy, đổi mới cách thức quản lý, phương pháp làm việc, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng linh hoạt cho doanh nghiệp.
Chương trình giúp đội nhóm trong doanh nghiệp doanh nghiệp có thể:
- Dễ dàng điều chỉnh kế hoạch trước sự thay đổi của môi trường.
- Chuyển đổi toàn diện công nghệ, văn hóa, quy trình làm việc và mô hình kinh doanh.
- Năng suất tăng lên, tỉ lệ thành công của các dự án tăng gấp ba lần (Theo báo cáo CHAOS 2015).
- Đội nhóm gắn kết, tính tự chủ, chủ động cao.
- Rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, kiểm soát được tiến độ theo kế hoạch (Có tới 34% người được hỏi cho rằng Agile giúp rút ngắn từ 20% đến 50% thời gian hoàn thành dự án, theo Agile Vietnam Report).
- Khách hàng hài lòng vì sản phẩm bàn giao đúng tiến độ, chất lượng tốt.
- Lãnh đạo yên tâm trao quyền, dành thời gian cho các dự án và cơ hội mới.
- Tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm (tài chính, nhân tài, thời gian).
Học viện Agile là đơn vị số một về chuyển đổi Agile tại Việt Nam, tiên phong trong việc đào tạo, tư vấn và huấn luyện về Agile cùng những tri thức liên quan để nâng cao năng lực sáng tạo và đổi mới cho các tổ chức và doanh nghiệp trong nền kinh tế sáng tạo.
Một số đơn vị tiêu biểu đã được Học viện Agile tư vấn chuyển đổi thành công: Viettel, MSB, Techcombank, VNDIRECT, F88, VPBank, 30Shine, LOGIVAN, NTQ Solution, Bravestars…
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan: