Mặc dù có rất nhiều công ty, doanh nghiệp, tập đoàn ở Việt Nam đã và đang chuyển đổi số nhưng tỉ lệ thành công vẫn còn rất thấp. Vậy đâu là nguyên nhân chính khiến việc chuyển đổi số thất bại?
Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam
Hiện nay, quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam đang diễn ra rất khốc liệt. Chính phủ và các cấp chính quyền đã khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số. Đặc biệt, ở một số ngành như tài chính, du lịch, giao thông vận tải, y tế, bất động sản,… đang được chú trọng chuyển đổi số hơn cả.
Theo nghiên cứu của Cisco, có đến 64% doanh nghiệp nhận biết và hưởng lợi từ các chương trình hỗ trợ của Chính phủ và 30% đã biết đến nhưng chưa tham gia vào các chương trình này. Tuy nhiên, có thể thấy quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam đang diễn ra rất chậm và chưa thể hiện được hết hiệu quả như mong đợi.
Cho đến thời điểm hiện tại, chuyển đổi số đã diễn ra ở hầu hết các loại hình doanh nghiệp và ở nhiều mức độ khác nhau. Thế nhưng, các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều những khó khăn, thách thức trong quá trình chuyển đổi số.
Ông Vũ Minh Trí, Giám đốc VNG Cloud, cho biết “Có nhiều câu chuyện thành công, nhưng thực tế hơn 80% doanh nghiệp trong nước chuyển đổi số thất bại.” Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối mặt với những rào cản trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số.
Theo khảo sát của Bộ Công thương về sự sẵn sàng của doanh nghiệp để chuyển đổi số có đến 82% doanh nghiệp ở vị trí mới bắt đầu, 61% chưa sẵn sàng, 21% doanh nghiệp có những hoạt động chuẩn bị, 16/17 ngành sẵn sàng ở mức thấp. Những số liệu trên cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam cần có một sự chuẩn bị thật tốt để có thể bắt đầu chuyển đổi số.
Những vấn đề chính của doanh nghiệp Việt Nam trong việc chuyển đổi số
Chuyển đổi số đang là cơ hội lớn nhưng đồng thời cũng là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Vậy đâu là những vấn đề chủ yếu mà các doanh nghiệp gặp phải trong quá trình chuyển đổi số?
Lãnh đạo thiếu khả năng thúc đẩy chuyển đổi số
Đối với chuyển đổi số, công nghệ chỉ là công cụ, còn con người mới là trọng tâm. Một doanh nghiệp muốn chuyển đổi số thì người lãnh đạo phải là người tiên phong sau đó mới có thể dẫn dắt cấp dưới chuyển đổi số. Người lãnh đạo cần có hiểu biết về chuyển đổi và tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp.
Nói cách khác, người đứng đầu doanh nghiệp cần có tư duy nhận thức về chuyển đổi số, là người đi đầu và có khả năng thúc đẩy chuyển đổi số đến toàn doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi khả năng quyết đoán, truyền cảm hứng, gương mẫu và quyết tâm ở người lãnh đạo khi chuyển đổi số.
=> Xem thêm: Chuyển đổi số: Con người mới là chìa khóa thành công
Nền tảng văn hóa doanh nghiệp chưa phù hợp để chuyển đổi số
Đội ngũ nhân lực chính ảnh hưởng rất lớn đến chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Nói cách khác cần phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững chắc và linh hoạt thì mới có thể sẵn sàng cho chuyển đổi số. Đây được coi là nhân tố quyết định đến khả năng thành công của chuyển đổi số.
Trước những cuộc cải cách hay đổi mới, doanh nghiệp thường gặp những vấn đề khách bên ngoài và nội bộ tổ chức. Nếu xây dựng được một nền văn hóa doanh nghiệp với tinh thần mạnh mẽ, sẵn sàng thay đổi và có thể thích ứng nhanh chóng thì chuyển đổi số sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Trong khi đó, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang không có một nền văn hóa không phù hợp và quá cứng nhắc dẫn đến tình trạng khó chuyển đổi số. Mỗi nhân viên cần làm việc trong môi trường tích cực và linh hoạt để có thể bước ra khỏi vùng an toàn, chấp nhận các rủi ro thì mới có thể triển khai chuyển đổi số thành công.
Chiến lược chuyển đổi số chưa đúng hướng
Trước khi bắt đầu chuyển đổi số, doanh nghiệp cần phải xác định rõ mục tiêu đúng đắn và rõ ràng. Một số doanh nghiệp không đề ra được mục tiêu cụ thể và khả thi sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi số. Mục tiêu rõ ràng và thông minh sẽ giúp doanh nghiệp có những chiến lược phù hợp và kết quả như kỳ vọng.
Một trong những sai lầm nghiêm trọng nhất của doanh nghiệp khi chuyển đổi số là bỏ qua chuyển đổi trải nghiệm của khách hàng. Có thể nói, khách hàng chính là mục tiêu cuối cùng của việc chuyển đổi số hóa. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lại quá tập trung vào thay đổi công nghệ mà không chú trọng đến nhu cầu của khách hàng. Khi chuyển đổi số tạo ra sản phẩm mới nhưng không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng thì chuyển đổi số coi như không thành công.
Một số những thách thức khác của chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Chuyển đổi số sẽ thành công nếu có cách tiếp cận linh hoạt
Từ những vấn đề, trở ngại kể trên, có thể thấy để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần có cách tiếp cận linh hoạt (hay còn gọi là cách tiếp cận Agile). Cách tiếp cận này sẽ được áp dụng từ nội bộ doanh nghiệp để thay đổi tư duy tầm nhìn và cách thức làm việc đến kết quả của sản phẩm.
Cách tiếp cận linh hoạt với chuyển đổi số chính là việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp để thích ứng tốt nhất với chuyển đổi số. Quá trình làm việc sẽ được thay đổi để nhân viên có cách làm việc khoa học và hiệu quả hơn khi chuyển đổi số. Các yếu tố truyền thống sẽ được đổi mới một cách phù hợp và thay thế bằng những yếu tố mới. Quá trình tạo ra sản phẩm sẽ được chia thành các giai đoạn riêng biệt.
Trong đó, các phòng ban sẽ kết nối, làm việc cùng nhau nhiều hơn dựa trên nền tảng các phần mềm quản lí công việc, kênh giao tiếp nội bộ. Việc tăng tương tác và trao đổi giữa các phòng ban sẽ giúp dễ dàng thống nhất mục tiêu chung và tạo ra sản phẩm tốt nhất. Đối với những nhóm nhỏ, cũng sẽ có chung một khung làm việc khoa học và hiệu quả hơn. Từng cá nhân sẽ được tiếp cận với cách nhìn mới và cách làm việc có thể thích ứng với những thay đổi.
Đồng thời, môi trường làm việc linh hoạt cũng sẽ thúc đẩy khả năng sáng tạo của nhân viên và chất lượng sản phẩm cũng sẽ được thay đổi để phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Chuyển đổi số là một sự đổi mới lớn đối với doanh nghiệp nói chung và từng nhân viên trong doanh nghiệp nói riêng.
Cách tiếp cận Agile sẽ giúp đội ngũ nhân lực thích nghi với sự thay đổi này một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn. Ngoài ra, các lãnh đạo sẽ dễ dàng truyền tải được những tầm nhìn, mục tiêu, định hướng và tinh thần của cả doanh nghiệp đến nhân viên của mình. Từ đó, bộ máy làm việc sẽ được vận hành một cách trơn tru và hiệu quả.
Như vậy, việc chuyển đổi số sẽ không hề dễ dàng đối với một doanh nghiệp nếu như không được thực hiện đúng cách từ nhân tố con người. Muốn chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần có một cách tiếp cận linh hoạt để dần dần thay đổi và thích ứng với sự đổi mới này.
Agile sẽ giúp doanh nghiệp tránh chuyển đổi số thất bại
Chương trình Tư vấn & Huấn luyện Agile cho doanh nghiệp
Học viện Agile là đơn vị số một về chuyển đổi Agile tại Việt Nam, tiên phong trong việc đào tạo, tư vấn và huấn luyện về Agile cùng những tri thức liên quan để nâng cao năng lực sáng tạo và đổi mới cho các tổ chức và doanh nghiệp trong nền kinh tế sáng tạo.
Chương trình đào tạo và tư vấn chuyển đổi của Học viện Agile bao gồm đào tạo, tư vấn và huấn luyện theo kiểu kèm cặp để tối ưu hóa việc áp dụng Agile vào doanh nghiệp.
Chương trình nhằm trang bị phương pháp luận đổi mới sáng tạo, thay đổi về tư duy, đổi mới cách thức quản lý, phương pháp làm việc, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng linh hoạt cho doanh nghiệp trong giai đoạn chuyển đổi.
Một số đơn vị tiêu biểu đã được Học viện Agile tư vấn chuyển đổi thành công: Viettel, MSB, Techcombank, VNDIRECT, F88, VPBank, 30Shine, LOGIVAN, NTQ Solution, Bravestars…
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan: