Chuyển đổi số sẽ gặp nhiều khó khăn nếu doanh nghiệp chưa thay đổi tư duy tiếp cận và mô hình quản lý. Cùng Học viện Agile tìm hiểu về hệ tư duy linh hoạt chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều trong tái cấu trúc mô hình chuyển đổi số trong doanh nghiệp, tạo môi trường phù hợp để triển khai lộ trình chuyển đổi số.
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp và tái cấu trúc mô hình quản lý
Chuyển đổi số trong doanh nghiệp được hiểu là việc ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh, từ đó tạo thêm nhiều giá trị mới. Các hoạt động chuyển đổi số có thể kể đến như tối ưu hóa quy trình quản lý, nghiệp vụ sản xuất hoặc chuyển đổi toàn bộ mô hình kinh doanh từ phương thức truyền thống sang bán hàng trên sàn thương mại điện tử, mở rộng tệp khách hàng đến những đối tượng trước đây khó tiếp cận như khách hàng nước ngoài, khách nhỏ lẻ…
Để việc chuyển đổi mô hình kinh doanh đạt kết quả tích cực, quy trình và văn hóa kinh doanh cũng cần có sự điều chỉnh. Thực tế đã chứng minh khi có sự thay đổi hợp lý về tư duy và cấu trúc nhân sự, chuyển đổi số sẽ có tác động tốt đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc đơn giản và số hóa quy trình cũng giúp tiết kiệm chi phí nhân sự nhờ ứng dụng thành tựu kỹ thuật số.
Tư duy nhân sự – khó khăn của chuyển đổi số
Trước nhưng thay đổi của thị trường và nhu cầu từ khách hàng, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đã đặt trọng tâm phát triển vào chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ hiện đại. Chuyển đổi số trở thành mảng kinh doanh đem lại lợi nhuận hấp dẫn cho các công ty tư vấn hoặc cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào đầu tư nhiều cho hệ thống công nghệ cũng đạt được thành công về chuyển đổi số. Phần lớn doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại đều bởi nguyên nhân cấu trúc nhân sự và tư duy của người lao động.
Ở các ngành đặc thù như ngân hàng, y tế, quy trình truyền thống phức tạp với nhiều cấp bậc quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro. Trong thời đại chuyển đổi số, quy trình truyền thống này lại khiến doanh nghiệp đưa ra quyết sách chậm hơn, vô hình trung trở thành rào cản cho sự đổi mới. Nhân sự cấp dưới không được trao quyền, cấp trên ngại trách nhiệm và giải trình là nguyên nhân khiến những ý tưởng, cải tiến mất nhiều thời gian hơn để được thực hiện so với ở doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.
Một nhược điểm thường gặp nữa ở các mô hình nhân sự truyền thống là thói quen ngại giao tiếp, trao đổi. Mục tiêu sẽ được đặt ra theo kế hoạch năm, quý hoặc tháng, ít khi có điều chỉnh. Trong bối cảnh thị trường diễn biến phức tạp, việc hạn chế trao đổi, theo đuổi mục tiêu cứng nhắc sẽ khiến doanh nghiệp thụ động, có khả năng thích nghi kém hơn trước những biến động thị trường. Việc ngại trao đổi cũng khiến thông điệp được truyền tải từ cấp quản lý đến nhân viên kém minh bạch và rõ ràng.
Tư duy Agile trong tái cấu trúc mô hình quản lý tại doanh nghiệp
Sự phát triển vượt bậc của các doanh nghiệp công nghệ là minh chứng rõ ràng nhất cho tác động tích cực của chuyển đổi số. Điểm mạnh của các công ty công nghệ không chỉ là hiểu biết về kỹ thuật mà còn nằm ở khả năng thay đổi, học hỏi và cải tiến không ngừng. Nhiều doanh nghiệp ngoài ngành công nghệ đã ứng dụng tư duy phát triển phần mềm Agile như một bước đệm trong tái cấu trúc mô hình quản lý và đạt được nhiều kết quả tích cực. Dưới đây là một số ưu điểm của hệ tư duy linh hoạt Agile.
Làm việc linh hoạt
Agile hướng đến mục tiêu làm việc linh hoạt, rút ngắn thời gian lao động. Cùng một công việc nhưng có thể thực hiện trong thời gian ngắn hơn, tốn ít nhân sự hơn. Các cuộc họp giữa quản lý và đội nhóm thường xuyên được tổ chức để đánh giá tiến độ, điều chỉnh mục tiêu và đưa ra giải pháp phù hợp nhất với tình hình hiện tại.
Thay đổi nhanh hơn thị trường
Hệ tư duy Agile chấp nhận việc thị trường cũng như yêu cầu của khách hàng luôn luôn thay đổi, và Agile chủ động chọn thử nghiệm, va vấp sớm để tìm ra hướng giải quyết nhanh nhất. Đặc điểm này của Agile khác biệt và tiến bộ hơn mô hình quản lý truyền thống, góp phần tạo môi trường tích cực để nhân sự đóng góp ý kiến, không ngừng học hỏi và cải thiện, phát triển trở thành nhân sự chất lượng cao. Đây cũng là điểm chung của các công ty đầu ngành khi họ luôn đi trước đối thủ và thị trường, chấp nhận học hỏi qua thất bại để hướng tới lợi ích lâu dài.
Để một công ty thật sự trở thành doanh nghiệp số đòi hỏi những thay đổi sâu sắc về tư duy lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp và mô hình quản lý. Ngay từ giai đoạn đầu của lộ trình chuyển đổi, yếu tố con người cần được coi trọng và phát triển song hành với đầu tư cho ứng dụng công nghệ hiện đại. Tư duy Agile rất nên được lựa chọn để trở thành bước đệm, sự chuẩn bị về tư tưởng trước khi doanh nghiệp bước ra khỏi vùng an toàn, bắt đầu hành trình chuyển đổi số.
Hiệu quả của chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Chương trình Tư vấn & Huấn luyện Agile cho doanh nghiệp
Trong Agile, lãnh đạo sẽ trao quyền cho nhân viên dựa trên một tầm nhìn chung và hỗ trợ các thành viên hoàn thành mục tiêu. Khả năng tự quyết giúp tăng tốc độ và đáp ứng nhu cầu thay đổi liên tục của môi trường.
Tuy nhiên, Agile không phải là “phép nhiệm màu” cho mọi doanh nghiệp chuyển đổi số. Để chuyển đổi số thành công, các doanh nghiệp cần triển khai Agile bài bản và đồng bộ ngay từ đầu.
Thấu hiểu những vấn đề trên, Học viện Agile đã xây dựng Khóa huấn luyện Agile cho doanh nghiệp (Agile Coaching) giúp tối ưu hóa việc áp dụng Agile vào tổ chức, với 4 giai đoạn chính:
- Tư vấn lộ trình
- Tư vấn kỹ thuật
- Đào tạo
- Huấn luyện nhóm mẫu
Một số đơn vị tiêu biểu đã được Học viện Agile tư vấn chuyển đổi thành công: Viettel, MSB, Techcombank, VNDIRECT, F88, VPBank, 30Shine, LOGIVAN, NTQ Solution, Bravestars…
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan: