Trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 96,6 % tổng số doanh nghiệp của cả nước. Với ưu thế về cả số lượng, quy mô hoạt động và nội lực, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đóng góp quan trọng trong sự phát triển kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên trong thời kỳ chuyển đổi số hiện nay, mô hình quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn. Vậy đâu là giải pháp cho mô hình quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chuyển đổi số? Chúng tôi xin giải đáp các thắc mắc đó dưới bài viết sau đây.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hoàn toàn không tập trung vào sản xuất. Do đó bộ máy thường tinh gọn. Khi chuyển đổi số dễ dàng vận hành và thay đổi hơn so với một bộ máy cồng kềnh.
Thông thường lãnh đạo doanh nghiệp vừa và nhỏ là những người trẻ tuổi nên sẵn sàng thay đổi để bắt nhịp với xu hướng của thị trường. Vì vậy khả năng chuyển đổi số thành công của các doanh nghiệp này khá cao.
Thực tế cho thấy doanh nghiệp nhỏ sẽ có thua thiệt hơn trong việc chiếm lĩnh thị trường. Chuyển đổi số sẽ đem đến cho doanh nghiệp sức cạnh tranh cao hơn trong thế giới phẳng hiện nay.
Tuy nhiên do nguồn vốn hạn hẹp nên để đầu tư về công nghệ lớn là điều không thể. Vì vậy để tham gia vào công cuộc chuyển đổi số, các doanh nghiệp cần lựa chọn những nền tảng công nghệ thích hợp.
Chuyển đổi số là điều kiện tiên quyết sống còn của doanh nghiệp. Tuy nhiên với mô hình quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ đòi hỏi doanh nghiệp cần có những phương pháp thông minh để bắt kịp với xu hướng. Những tiêu chí dưới đây giúp doanh nghiệp xem xét và lựa chọn cách chuyển đổi số nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Chuyển đổi số sẽ giúp cho doanh nghiệp thay đổi theo yêu cầu của thị trường. Do đó sự linh hoạt quan trọng trong quá trình này. Doanh nghiệp vừa và nhỏ khi linh hoạt trong vận hành sẽ đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Để công việc hoàn thiện và nhanh chóng thì việc trao quyền cho nhân viên khá quan trọng nếu doanh nghiệp muốn chuyển đổi số. Bởi cách vận hành cũ khiến cho công việc bị dừng lại vì có sự phân quyền theo cấp bậc.
Nếu doanh nghiệp vừa và nhỏ nghĩ công nghệ là yếu tố quyết định cho việc chuyển đổi số thì thật sai lầm. Thực tế, nhiều doanh nghiệp lớn đã đầu tư ngân sách khổng lồ vào công nghệ tiên tiến nhưng chưa thấy rõ hiệu quả việc chuyển mình từ công nghệ. Doanh nghiệp cần nhìn nhận rằng dù công nghệ có tiên tiến đến đâu thì không thể thiếu sự vận hành của con người. Hơn nữa công nghệ chỉ là sự hỗ trợ để nhân viên của bạn làm tốt hơn chứ không thể thay thế sự sáng tạo của con người.
Do đó, doanh nghiệp cần đầu tư vào con người về kiến thức, tư duy cách làm việc cũng như cách quản lý trong chuyển đổi số.
=> Xem thêm: Chuyển đổi số: Con người mới là chìa khóa thành công
Hiện nay các tập đoàn công nghệ trên thế giới như Amazon, Apple, Facebook, Google, Samsung, Tesla,..khi ứng dụng Agile đã mang lại những thành tựu đáng kể, trong khi các doanh nghiệp khác đã thụt lùi phía sau. Theo báo cáo CHAOS của Standish Group năm 2015, Agile đem lại tỉ lệ thành công cho dự án tăng gấp 3 lần so với phương thức truyền thống.
Và tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp lớn như FPT, Viettel, … hay những doanh nghiệp vừa và nhỏ như Deha Software, VelaCorp … đã ứng dụng thành công Agile vào vận hành doanh nghiệp.
Agile là một khung tư duy để đem lại sự phản hồi và thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường, từ đó có những hiệu quả nhất định trong môi trường liên tục biến động.
Agile có nguồn gốc là phương pháp quản lý dự án phát triển phần mềm. Hiện nay Agile được áp dụng khá nhiều lĩnh vực như quản trị nhân sự, giáo dục, ngân hàng,…
Trong thời đại VUCA hiện nay với những đặc tính biến động, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ; các doanh nghiệp cần có linh hoạt, khả năng thích ứng. Agile có tính đặc trưng là tính tự chủ của đội nhóm và cá nhân, nâng cao sự sáng tạo, chấp nhận sai để học hỏi và cải tiến liên tục. Do vậy Agile là giải pháp thông minh cho các doanh nghiệp trong chuyển đổi số.
Đầu tiên, Agile sẽ giúp doanh nghiệp linh hoạt trước công nghệ và thị trường. Bởi chuyển đổi số đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng với công nghệ mới trong khoảng thời gian ngắn. Nhờ Agile doanh nghiệp sẽ liên tục thay đổi theo yêu cầu của thị trường về dịch vụ, sản phẩm.
Thứ hai, môi trường kinh doanh phức tạp và biến động không ngừng nếu doanh nghiệp không cải tiến sẽ thụt lùi, các sản phẩm, dịch vụ không đáp ứng nhu cầu thị trường. Agile giúp doanh nghiệp tự cải tiến và chủ động kiểm soát rủi ro.
Thứ ba, với tính chất của Agile là giao tiếp liên tục. Khi đó sẽ đảm bảo thông tin liên tục, xuyên suốt. Vì vậy việc xử lý mọi vấn đề về sản phẩm, dịch vụ một cách nhanh chóng.
Thứ tư, việc vận hành theo Agile sẽ hướng tới việc trao quyền cho nhân viên. Trong quá trình làm việc nhiều lúc các thành viên cần có sự quyết định nhanh chóng để triển khai. Agile sẽ cho phép các nhóm và thành viên trong nhóm đưa ra quyết định ngay và đạt tiêu chuẩn về deadline. Điều này giúp đảm bảo tốc độ và đáp ứng nhu cầu thay đổi của môi trường.
Thứ 5 là tiết kiệm chi phí. Khi thực hiện theo phương pháp Agile, doanh nghiệp sẽ không phải bỏ ra ngân sách lớn để đầu tư công nghệ. Hơn nữa với việc cải tiến liên tục, thay đổi nhanh chóng yêu cầu thị trường, dẫn đến dễ dàng tinh chỉnh ngân sách và không bị lãng phí chi phí và nhân lực khi thực hiện.
Có thể nói Agile là phương pháp thông minh để giúp các mô hình quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số nhanh chóng và toàn diện. Với môi trường linh hoạt như hiện nay, đơn vị nào bắt kịp với xu hướng; chắc chắn sẽ có những lợi thế nhất định trong quá trình xây dựng và phát triển.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.