Lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ phần mềm sao cho phù hợp với bản thân là điều bất kể ai cũng trăn trở. Sự phát triển của công nghệ thu hút một lượng nhân tài lớn, vậy làm sao để phát triển các kỹ năng cho nghề Business Analyst và trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này? Học viện Agile sẽ đồng hành gửi tới bạn những chia sẻ nghề nghiệp thực tế và giá trị nhất.
Business Analyst còn được viết tắt là BA. Cụm từ này chỉ chuyên viên phân tích, người kết nối giữa khách hàng và team phát triển nội bộ. BA sẽ lấy yêu cầu từ khách hàng, tổng hợp và chuyển thông tin yêu cầu đó với bộ phận sản phẩm, quản lý để hoàn thiện sản phẩm cuối cùng cho khách hàng. BA đóng vai trò cầu nối, vừa là người làm kinh doanh, vừa là người làm kỹ thuật và là quản lý dự án.
Nhìn qua có thể thấy công việc của BA bao trùm lên toàn bộ một dự án, vậy vai trò chính của BA trong doanh nghiệp IT là gì và nó có đặc điểm gì?
Vị trí BA có mặt trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, với ngành công nghệ phần mềm, Business Analyst role được chia làm các giai đoạn theo dự án:
– Business Requirement Analysis: tiếp nhận yêu cầu và mong muốn của khách hàng, từ kiến thức và kinh nghiệm để đưa ra những giải pháp ngay từ thời điểm ban đầu. Giai đoạn pre-sales này đòi hỏi Business Analyst skills tốt và kinh nghiệm giàu dặn. Thường sẽ được sự hỗ trợ từ team hoặc PM.
– System Analyst: đòi hỏi chút kiến thức về kỹ thuật để cùng team phân tích các yếu tố liên quan đến dự án.
– Business System Analyst: giai đoạn chính của BA trong quá trình hoàn thiện một dự án. Bao gồm đào sâu khai thác thông tin, làm tài liệu cho các bộ phận, truyền tải thông tin đến các team hoạt động, tìm ra giải pháp cho các vấn đề.
– Functional Analyst: gần tương tự công việc Business System Analyst nhưng ở đây BA đã có một sản phẩm hay platform sẵn để lấy nền tảng làm việc.
– Agile Analyst: làm việc với mô hình Agile mang lại hiệu suất cực kỳ tốt được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Business Analyst role là đảm bảo các thông tin được deliver chính xác, chi tiết và đúng deadline.
– Service Request Analyst: là giai đoạn triển khai giải pháp. BA tiếp tục làm việc với khách hàng cùng sản phẩm cuối cùng. Gửi khách hàng tài liệu sử dụng, hướng dẫn để khách từ làm quen và làm chủ được sản phẩm của mình.
Đặc điểm nghề nghiệp mỗi vị trí trong ngành công nghệ phần mềm không giống nhau, với nghề business analyst cũng có những đặc thù riêng. Vậy đặc điểm nghề Business Analyst là gì?
– Hiện thực hóa mong muốn của khách hàng: sẽ là người kinh doanh với công việc là làm việc trực tiếp với khách hàng. Tiếp nhận và làm rõ yêu cầu của khách hàng và từ đó chuyển thông tin qua cho team nội bộ công ty. BA không chỉ đơn thuần là tiếp nhận yêu cầu của khách, mà còn phải làm rõ yêu cầu đó trên khía cạnh công nghệ. Mong muốn của khách có thể hơi mơ hồ nhưng khi tổng hợp lại trên bản kế hoạch dự án thì nó đều phải cụ thể rõ ràng mà khách hàng chấp nhận và hiểu được, bộ phận IT nội bộ đều hiểu được.
– Giao tiếp nội bộ: là chuyên giao thông tin tới cho team nội bộ, tiếp nhận để hoàn thành dự án của khách hàng. Bao gồm cả việc đồng hành cùng team sản phẩm theo dự án, có những đánh giá và điều chỉnh kịp thời.
– Quản lý dự án: đặc điểm công việc của BA là làm việc theo dự án, nên mỗi một dự án BA sẽ cần theo suốt và quản lý từ đầu đến cuối cho tới khi khách hàng hài lòng với sản phẩm của công ty. BA cần có óc phân tích, quản lý sự thay đổi sản phẩm qua từng thời kỳ, phân chia phối hợp với các team liên quan để hoàn thiện sản phẩm tốt nhất có thể.
Lĩnh vực công nghệ phần mềm có tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt. Riêng thống kê năm 2020 đã có hơn 20.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ nói chung. Các sản phẩm công nghệ không còn là thứ gì đó xa vời mà đã quá gần gũi với đời sống của con người. Vì thế mà số lượng các sản phẩm, dự án công nghệ ngày càng tăng, cơ hội nghề nghiệp của Business Analyst role rất rộng mở.
Mức lương trung bình cho vị trí BA doanh nghiệp IT không hề thấp và còn được nhận hoa hồng theo dự án. Vị trí này đòi hỏi người có chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng tốt vì hầu như làm việc với tất cả mọi người, mọi vấn đề. Vì thế mà nguy cơ thay thế tương đối thấp. Làm tốt và có tham vọng sẽ phát triển sâu hơn nữa.
=> Xem thêm: Business analyst salary có hấp dẫn trên thị trường lao động?
Bên cạnh cơ hội thì khi tìm đến một con đường sự nghiệp, bạn cần tỉnh táo nhận định những thách thức của nghề nghiệp. Khó khăn của một BA có lẽ là sự thấu hiểu và nắm bắt nhu cầu của khách hàng, dung hoà kết nối giữa khách và team nội bộ. Business Analyst skills cần được rèn dũa một cách nghiêm túc và có mục tiêu rõ ràng.
Khó khăn tiếp theo chính là BA có thể làm việc với sự xung đột giữa các bên liên quan với nhau. Có thể là giữa khách hàng với team nội bộ, giữa team sản xuất với team tester, giữa yêu cầu của khách hàng và quy định của công ty. Làm người ở giữa lúc nào cũng khó và cần sự khéo léo phân xử từ bạn.
Qua chia sẻ của Học viện Agile bạn đã hiểu được phần nào về nghề Business Analyst? Công việc nào cũng có cái hay cái dở, và đối với BA sẽ là ngành phát triển trong tương lai. Đừng bỏ qua cơ hội trở thành BA chuyên nghiệp, hãy thử tìm hiểu và hoàn thiện mình hơn nhé.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.