Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình không đơn giản chỉ là giao việc và nghiệm thu kết quả mà đó là cả một quá trình từ lập kế hoạch đến giai đoạn đánh giá, tổng kết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với các nhà lãnh đạo những thông tin có liên quan đến quy trình và các yếu tố thành công trong quản lý dự án công trình xây dựng, cùng theo dõi nhé!
Mục lục
ToggleThông thường, các dự án đầu tư xây dựng công trình luôn có sự đa dạng về quy mô, ngân sách và các bên có liên quan. Theo đó, quy trình quản lý dự án công trình xây dựng gồm có 5 giai đoạn như sau:
Các nhà quản lý cần vạch ra mục tiêu cụ thể và rõ ràng, đo lường được tính khả thi khi triển khai chung. Từ mục tiêu này, bắt đầu xây dựng kế hoạch dự án đầu tư xây dựng công trình. Theo đó, kế hoạch dự án gồm các yếu tố như: triển khai những công việc nào, ai là người thực hiện, ngân sách ra sao, thời hạn bao lâu, các yếu tố ảnh hưởng, các bên liên quan,…. Một khi kế hoạch càng chi tiết thì các nhà lãnh đạo càng dễ phân bổ, khảo sát, thi công và nghiệm thu.
Để một dự án đầu tư xây dựng công trình mang lại hiệu quả cao phải kể đến sự phối hợp và làm việc chặt chẽ của nhóm. Và để quản lý chặt chẽ, sát sao hơn với từng đội nhóm, các nhà lãnh đạo nên lựa chọn và trao quyền cho từng quản lý nhỏ. Những người này sẽ trực tiếp làm việc và kiểm soát mọi nhiệm vụ của hội nhóm, kịp thời báo cáo và đề xuất lên lãnh đạo trong những trường hợp cần thiết. Do đó, việc xác định đội ngũ quản lý dự án là vô cùng quan trọng. Những người này được coi là cầu nối quản lý giữa các nhà lãnh đạo cấp cao và nhân viên hoặc những người trực tiếp triển khai công việc.
Khi đã xác định được những người đứng đầu của từng đội nhóm, giai đoạn tiếp theo là thiết lập hệ thống quản lý dự án. Việc xây dựng hệ thống quản lý dự án này sẽ giúp các nhà lãnh đạo dễ dàng kiểm soát, phân bổ và theo dõi được từng đội nhóm đang thực hiện nhiệm vụ gì, gặp khó khăn nào và kết quả triển khai ra sao. Từ đó, sẽ có kế hoạch điều chỉnh phù hợp nhằm đáp ứng được yêu cầu về mặt chất lượng, thời hạn và ngân sách.
Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình là thực hiện dự án. Bởi vì các hoạt động này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả của dự án. Vì thế, việc quản lý dự án trong giai đoạn này cần được chặt chẽ, sát sao hơn. Theo đó, các hoạt động cụ thể trong giai đoạn này là:
Ở giai đoạn này sẽ bao gồm các nhiệm vụ như: hoàn thành mọi công việc, bàn giao cho khách hàng, chuyển giao tài liệu đi kèm, tổng kết và rút kinh nghiệm.
=> Xem thêm: Cách xác định chi phí quản lý dự án, định mức và lập dự toán
Để tạo nên thành công trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình là sẽ có sự tác động của nhiều yếu tố, cụ thể là:
Trước tiên, bản thân người quản lý phải nắm chắc kiến thức chuyên môn về lĩnh vực xây dựng. Bởi lẽ là người hiểu biết chuyên sâu, các nhà lãnh đạo mới có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, từ giai đoạn lập kế hoạch, triển khai đến nghiệm thu. Có thể nói, kiến thức chuyên ngành là nền tảng, không thể thiếu nhằm giúp các nhà lãnh đạo quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đạt hiệu quả tốt nhất.
Liên quan đến quá trình triển khai dự án còn có các nhiệm vụ như: lập kế hoạch, quản lý nguồn lực nhân sự, ngân sách và thời hạn. Chính vì vậy, một người lãnh đạo thành công cũng cần trang bị cho mình những kỹ năng trên. Đặc biệt, đối với lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì những kỹ năng trên càng cần thiết biết bao.
Liên quan đến quản lý dự án công trình xây dựng, các nhà quản lý còn phải làm việc với đội nhóm và các bên có liên quan. Đội nhóm có làm việc hiệu quả thì dự án mới có thể thành công và đạt được mục tiêu đề ra một cách nhanh chóng. Do vậy, kỹ năng giao tiếp và quản lý đội nhóm rất quan trọng trong công việc, cụ thể là trong quá trình triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình.
Không chỉ có nhiệm vụ lên kế hoạch và phân bổ công việc, các nhà quản lý còn phải giám sát, theo dõi tiến độ làm việc của các đội nhóm, các thành viên. Nếu không sát sao và thường xuyên giám sát, người quản lý sẽ không nắm bắt được tình hình cụ thể, trong trường hợp có bất kỳ tình huống phát sinh sẽ không thể đưa ra giải pháp kịp thời và ảnh hưởng đến kết quả của dự án.
Rủi ro trong kinh doanh, đặc biệt trong quá trình triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình, là điều khó có thể tránh khỏi. Vì vậy, là một người quản lý cần phải có kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề, quản lý rủi ro để không là ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả của dự án.
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hiệu quả không chỉ mang lại kết quả tốt mà còn giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này, trước tiên các nhà quản lý phải trang bị cho mình kiến thức chuyên môn, kỹ năng cần thiết. Tham gia Khóa đào tạo quản trị dự án Agile của Học viện Agile giải pháp hữu hiệu dành cho các nhà quản lý thế kỷ XXI. Tốt nghiệp từ khoá học quản trị dự án Agile, các nhà lãnh đạo sẽ nâng cao được năng lực quản lý dự án, kiểm soát tiến độ và gia tăng tỷ lệ thành công nhờ chương trình đào tạo thực chiến, bài bản và chuẩn Quốc tế. Để biết thêm thông tin chi tiết và được giải đáp tận tình về Khóa đào tạo Quản lý dự án Agile liên hệ Học viện Agile tại form đăng ký nhé.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.