Mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình là một trong 4 mô hình văn hóa phổ biến trong nền kinh tế trên thế giới. Trong thời kỳ hiện nay, các doanh nghiệp dù theo mô hình văn hóa nào cũng phải tham gia vào công cuộc chuyển đổi số nếu không sẽ bị loại bỏ. Vậy để chuyển đổi số thành công thì các doanh nghiệp có mô hình văn hóa gia đình cần theo định hướng nào, có giải pháp nào đảm bảo không?
Mục lục
ToggleTất cả những thắc mắc đó, chúng tôi xin cung cấp các thông tin dưới bài viết sau.
So với 3 mô hình văn hóa doanh nghiệp còn lại thì văn hóa gia đình gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi số. Bởi lẽ những lý do sau đây:
Do tính chất như gia đình nên quy mô công ty khó mở rộng. Mọi người trong tổ chức được gắn kết với nhau bởi lòng trung thành và truyền thống nên việc đón những cái mới để thay thế phù hợp với quá trình chuyển đổi số là cả một vấn đề đối với mô hình văn hóa này.
Ở mô hình này việc trao quyền dành cho một số nhân viên lớn tuổi, có thời gian làm việc lâu năm ở công ty. Việc trao quyền này sẽ kéo theo những bất cập như công việc sẽ không nhanh chóng, quyết định chậm. Trong khi chuyển đổi số đòi hỏi phải có tốc độ nhanh để có thể thay đổi kịp thời với yêu cầu của thị trường. Hơn nữa, khi người nắm quyền là nhân viên lâu năm thì việc tiếp nhận các công nghệ mới khó khăn và không tạo nhiều động lực cống hiến cho các nhân viên trẻ.
Như chúng ta đều biết văn hóa gia đình được gắn kết tạo nên sự đồng thuận và có sự nhất trí của toàn thể. Tuy nhiên có những thời điểm, điều này sẽ hạn chế sự sáng tạo, không tạo nên môi trường cạnh tranh để phát triển, cản trở sự đổi mới cho mỗi nhân viên. Do vậy trong quá trình chuyển đổi số sẽ gây nên sự cản trở nhất định.
Với sự biến động của thị trường như hiện nay thì việc chuyển đổi số là điều cần thiết cho mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình với tính đặc thù sẽ gây những trở ngại khi số hóa. Do vậy, tìm giải pháp giúp mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình chuyển đổi số thành công là điều thiết yếu cho doanh nghiệp.
Dựa theo tình hình thực tế đã cho thấy sự thành công của các doanh nghiệp trên thế giới đều không thể thiếu bóng dáng của Agile. Vậy Agile là gì? Và những lợi ích mà Agile có thể mang đến cho mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình là gì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Agile là cách gọi của các phương pháp làm việc, quản lý và phát triển phần mềm dựa trên những nguyên lý: Cá nhân và tương tác hơn là quy trình và công cụ; sản phẩm dùng tốt hơn là tài liệu hóa đầy đủ; cộng tác với khách hàng hơn là đàm phán hợp đồng, phản hồi với thay đổi hơn là tuân thủ theo kế hoạch ban đầu.
Cách làm việc của Agile ưu tiên cho cộng tác, nâng cao hiệu quả của cách làm việc nhóm, tạo nên sự linh hoạt cho tổ chức đảm bảo sự cạnh tranh trong thị trường.
Câu chuyện về tập đoàn công nghệ Microsolf sử dụng Scrum– một phương pháp Agile và trở thành nhà sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới đã cho thấy việc ứng dụng Agile vào doanh nghiệp sẽ đem đến những hiệu quả cao cho doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số.
Với những ưu thế của Agile sẽ đem lại những lợi ích cho mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình trong thời điểm hiện nay.
– Tính linh hoạt:
Khi thế giới đầy biến động và bất định như hiện nay, đòi hỏi các thành viên trong team linh hoạt trong khi thực hiện. Bởi nếu doanh nghiệp áp dụng theo mô hình cũ nghĩa là lập kế hoạch 6 tháng hay 1 năm và chuẩn bị nhân lực và tài chính để thực hiện dự án thì khi có sự việc phát sinh khiến cho hiệu quả kém so với kỳ vọng. Agile với cách làm việc linh hoạt sẽ giảm ảnh hưởng sự tác động bởi cách xây dựng chuỗi lặp và cải tiến liên tục. Do đó sẽ cải thiện được hiệu quả và chủ động trong mọi tình huống.
– Cải tiến liên tục
Agile khuyến khích các thành viên trong nhóm và khách hàng luôn phản hồi liên tục, từ đó sản phẩm, dịch vụ được cải tiến nhiều lần và đem lại những hiệu quả khi hoàn thành sản phẩm. Hơn nữa việc cải tiến liên tục cũng giúp doanh nghiệp sẵn sàng với mọi tình huống.
– Gắn kết:
Do các dự án được vận hành theo Agile mà gia tăng sự giao tiếp của mỗi nhân viên. Điều này vừa đảm bảo tính xuyên suốt của thông tin, đồng thời còn đảm bảo sự gắn kết giữa mọi người trong doanh nghiệp.
– Trao quyền
Đặc điểm của Agile là các nhóm và thành viên được trao quyền để đưa ra quyết định trong phạm vi của mình. Khi áp dụng Agile, người quản lý sẽ đưa ra mục tiêu chung và hỗ trợ các nhân viên hoàn thành công việc. Nhờ sự trao quyền, tự quyết mà đảm bảo tốc độ công việc và đáp ứng với sự thay đổi của môi trường.
Với những lợi ích trên Agile chính là giải pháp toàn diện để chuyển đổi số thành công cho các mô hình văn hóa doanh nghiệp gia đình. Tuy nhiên, Agile không phải là liệu thuốc toàn năng để đảm bảo chắc chắn sự thành công của doanh nghiệp. Mà Agile đóng vai là tư duy mới để doanh nghiệp ứng dụng vào theo cách của riêng mình và đạt hiệu quả mong muốn. Sự thành công trong chuyển đổi số phụ thuộc vào sự nỗ lực lớn của doanh nghiệp để chắc chắn “thay máu” hoàn toàn chứ không phải nửa vời. Chúc các doanh nghiệp bắt kịp với xu hướng phát triển với các nền kinh tế thế giới.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.