Đại dịch Covid đã ảnh hưởng đến nền kinh tế của nhiều quốc gia. Và cũng chính trong lúc này, các doanh nghiệp càng nhận thức rõ vai trò của chuyển đổi số. Tuy nhiên để có những bước đột phá trong chuyển đổi số thì doanh nghiệp cần tìm cho mình phương pháp phù hợp.
Mục lục
ToggleVà bài viết dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn cách thức chuyển đổi số phù hợp với mô hình doanh nghiệp ở Việt Nam.
Chúng ta đều phải thừa nhận rằng, các mô hình doanh nghiệp ở Việt Nam đều cần chuyển đổi số. Tuy nhiên rất nhiều doanh nghiệp chuyển đổi số không thành công bởi chưa tìm được phương pháp phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Công ty Capgemini tư vấn, công nghệ đã khảo sát với 1.700 lãnh đạo cấp cao, nhà quản lý và nhân viên tại 350 doanh nghiệp. Cuộc khảo sát chỉ ra 62% những người khảo sát cho rằng văn hóa là lực cản với chuyển đổi số. Do vậy để chuyển đổi số đi sâu vào doanh nghiệp, đòi hỏi phải sát cánh với văn hóa doanh nghiệp.
Khi chuyển đổi số phù hợp với các mô hình doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ khiến cho cách làm việc của mỗi nhân viên dễ dàng hơn. Qua đó, lãnh đạo bộ phận, công ty sẽ đánh giá chính xác khả năng của mỗi nhân viên.
Từ việc đánh giá được chính xác năng lực của nhân viên, công ty sẽ có những chế độ phù hợp, và giữ được nhân viên giỏi. Đồng thời thu hút được nhân tài đến với công ty của mình.
Từ câu chuyện thực tế của các doanh nghiệp đã chuyển đổi số thành công; thì doanh nghiệp cần chú trọng những đặc điểm sau:
Đây là yếu tố quan trọng trong việc phát triển của các doanh nghiệp hiện nay. Chuyển đổi số sẽ khiến công ty thay đổi mô hình kinh doanh để phù hợp với sự biến đổi trong thị trường mới. Và khách hàng là người quyết định trong sự thay đổi này. Doanh nghiệp không nên bán cái mình có mà nên bán cái khách hàng cần.
Khi doanh nghiệp có tư duy lấy khách hàng làm trung tâm thì lúc đó sẽ đáp ứng được nhu cầu của thị trường và hiển nhiên chuyển đổi số dễ dàng thực hiện.
Sự linh hoạt ở đây sẽ thể hiện ở việc ra quyết định nhanh chóng, linh hoạt, không gò bó, công thức như trước đây. Hơn nữa còn thể hiện ở khả năng đáp ứng của doanh nghiệp với những thay đổi của thị trường và công nghệ mới.
Hầu hết các doanh nghiệp đang vận hành theo cách cũ với định sẵn kế hoạch dài hạn, và tâm lý “ngại thay đổi” . Đó là thói quen cố hữu với bộ phận thực hiện và các bên liên quan. Khi có biến động xảy ra thì việc thay đổi sẽ trở nên khó khăn và hiệu quả không cao.
Do đó trong chuyển đổi số doanh nghiệp cần phải xác định tâm lý sẵn sàng thay đổi khi có những chuyển đổi từ thị trường.
Sai lầm lớn của doanh nghiệp là tập trung đầu tư ngân sách lớn vào công nghệ mà không nghĩ rằng cốt lõi của chuyển đổi số nằm ở con người. Bởi con người vận hành hệ thống công ty bao gồm công nghệ. Nếu không đầu tư vào tư duy số của đội ngũ nhân sự, cách thức làm việc của toàn bộ nhân viên thì sớm muộn gì doanh nghiệp cũng rơi vào tình trạng “lưng chừng” của chuyển đổi số.
Trên thế giới hiện nay, rất nhiều tập đoàn công nghệ đã ứng dụng mô hình Agile để chuyển đổi số và có những thành tích đáng kể.
Theo báo cáo của Standish Group (2015), Agile giúp tăng tỷ lệ thành công gấp 3 lần so với phương thức waterfall truyền thống. Không chỉ ứng dụng ở lĩnh vực công nghệ, Agile được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng, y tế, sản xuất…
Agile là khung tư duy để đem lại sự dễ dàng thích ứng và phản hồi với sự thay đổi và đạt được những thành công trong môi trường biến động.
Phương pháp Agile xuất phát từ ngành công nghệ và đến nay không chỉ làm thay đổi diện mạo nền công nghệ thế giới mà còn được ứng dụng nhiều lĩnh vực khác như quản lý dự án, nhân sự, quản trị và lãnh đạo,…Nhờ vậy mà Agile được đánh giá cao trong việc giúp chuyển đổi số toàn diện và thực chất.
Với phương pháp Agile sẽ đảm bảo việc lặp lại thường xuyên, xem xét những hoạt động để cải thiện. Nhờ sự cải tiến liên tục mà dự án luôn đảm bảo không có những sai sót và mang lại sự hoàn thiện của sản phẩm, dịch vụ khi ra thị trường. Đồng thời mọi người đều có thể mở rộng kiến thức và chia sẻ cũng như áp dụng cho các giai đoạn sau.
Nhờ sự cộng tác liên tục, cập nhật các thông tin thường xuyên giữa mọi người trong nhóm nên đảm bảo mọi thành viên và các bên liên quan đều nắm được các thông tin về tiến độ, những vấn đề tồn tại và cần cải tiến. Người lãnh đạo qua đó có thể có những dự định thời gian chính xác hơn.
Chuyển đổi số không thể thành công một chiều, mà cần có sự đồng bộ với tầm nhìn rõ ràng. Đối với Agile, sẽ khuyến khích sự giao tiếp thường xuyên với sự phản hồi liên tục. Điều này nâng cao sự gắn kết giữa mọi người trong công ty.
Đặc tính của Agile là sự linh hoạt. Nếu như phương pháp truyền thống ít khi có sự thay đổi và không có sự dự báo rủi ro thì với Agile luôn luôn cải tiến nên đáp ứng mọi sự thay đổi của thị trường. Sự linh hoạt này còn thể hiện việc ra quyết định nhanh chóng, đảm bảo công việc xuyên suốt, không bị dừng lại một khâu nào đó.
Trên đây là những thông tin cần thiết để doanh nghiệp nhận thức và thay đổi cách thức tiếp cận chuyển đổi số một cách phù hợp với mô hình doanh nghiệp ở Việt Nam. Mọi thắc mắc doanh nghiệp có thể liên hệ chúng tôi qua website của Học viện Agile.
Bài viết liên quan:
Khóa học liên quan:
Bạn đã đăng ký thành công
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký nhận tư vấn
Xin cảm ơn bạn đã đăng ký
Mời bạn kiểm tra Email để tải tài liệu.